Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là gì? Đây là một trong những thắc mắc được rất nhiều bạn học sinh quan tâm. Như chúng ta cũng biết thì kim loại được biết đến là một trong những nguyên tố hóa học chiếm 80% và được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày. Để giải đáp thắc mắc trên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin ở nội dung dưới đây của bài viết.
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại
Kim loại được biết là một dạng chất rắn, dẫn điện và dẫn nhiệt, nó là một trong những nguyên tố hóa học có thể tạo ra các ion dương và có các liên kết kim loại, kim loại được phân biệt bởi mức độ ion hóa.
Trong bảng nguyên tố hóa học thì kim loại là nguyên tố hóa học chiếm khoảng 80%, khoảng 20% còn lại là phi kim và á kim. Những loại kim loại phổ biến như: Đồng (Cu), vàng (Au), Bạc (Ag), kẽm (Zn), sắt (FE), nhôm (Al),…
Vậy tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là gì? Kim loại là nguyên tố có tác dụng được với phi kim, axit, muối để có thể tạo thành hợp chất. Các phản ứng hóa học của kim loại với các chất này có thể có hoặc không có các chất xúc tác đi kèm.
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử do kim loại dễ nhường electron để tạo thành các action.
Dưới đây là một số tính chất của kim loại như sau:
Tác dụng với oxi
Đa số các kim loại đều tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thường để tạo thành oxit. Một số các kim loại không phản ứng với oxi như Pt, Ag, Au,…
(3Fe + 2O2 → Fe3O4) (Phản ứng cần nhiệt độ)
Tác dụng với phi kim
Phi kim là một trong những nguyên tố nằm phía bên phải của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có tính chất không dẫn điện, ngoại trừ cacbon, Graphit, dễ nhận electron ngoại trừ Hidro. Một số loại phi kim như: Nitơ, photpho, lưu huỳnh, cacbon, oxi, hidro,…Kim loại tác dụng với phi kim sẽ tạo ra oxit khi phản ứng với oxi. Trong trường hợp phản ứng với các phi kim khác như S, Cl,.. sẽ tạo ra muối.
(2Al + 2S → Al2S3) (Phản ứng cần nhiệt độ)
Kim loại tác dụng với axit
Trường hợp kim loại phản ứng với axit sẽ tạo ra muối và khí hidro. Khi các chất phản ứng là axit nóng, đặc thì phản ứng sẽ tạo ra muối nitrat và và một số loại khí như N2, NO2, NO,… hay muối sunfat hoặc các khí như H2S, SO2,…
Đối với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng thì chỉ có các kim loại đứng trước H mới có phản ứng.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Kim loại tác dụng với H2SO4, HNO3 đặc, nóng sẽ tạo thành muối sunfat, muối nitrat và nhiều loại khí khác nhau.
- Trường hợp kim loại tác dụng với H2SO4: M + H2SO4 → M2(SO4)n + {S, SO2, H2S} + H2O (Kết quả tạo thành muối sunfat và nhiều loại khí khác nhau).
- Trường hợp kim loại tác dụng với HNO3: M + HNO3 → M(NO3)n + {NO, NO2, N2, NH4NO3, N2O) + H2O (Kết quả tạo thành muối nitrat và nhiều loại khí khác nhau).
Kim loại phản ứng với nước
Ở nhiệt độ thường và ở nhiệt độ cao thì kim loại tiếp xúc với nước có thể sẽ tạo ra bazơ, kim loại kiềm, cũng có thể là oxit và hidro. Những kim loại mạch như: Na, Ca, Li, Ba, Sr, K,… Dễ dàng tác dụng với nước trong điều kiện thường để tạo ra các dung dịch bazơ.
R + nH2O → H2 + R(OH)n
Tác dụng với dung dịch muối
Các kim loại đứng trước sẽ đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng. Trừ các kim loại như: Ba, Ca, Na, K không đẩy được kim loại vì chúng tác dụng ngay với nước.
2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe
Đặc điểm của kim loại
Mỗi kim loại sẽ có những tính chất khác nhau tùy thuộc vào tổ chức bên trong cũng chúng hoặc những vật chất do các nguyên tử tạo thành.
Mỗi một nguyên tử là một hệ thống rất phức tạp bao gồm các hạt nhân có chứa các proton, notron,… và các lớp này được bao quanh bởi các điện tử mang điện tích âm hay còn được gọi là các electron. Đối với các kim loại phần lớn sẽ quan tâm tới các lớp điện tử nằm phía ngoài cùng vì lớp bên trong rất bền vững.
Số điện tử hóa trị được biết đến là đặc điểm quan trọng nhất trong cấu tạo nguyên tử của các kim loại. Số điện tử ở phía ngoài cùng đối với các kim loại thông thường và lớp sát ngoài đối với các kim loại chuyển tiếp. Thường số điện tử này rất ít chỉ khoảng 1 – 2 điện tử. Số điện tử này rất dễ bị mất đi và trở thành các điện tử tự do, còn nguyên tử sẽ trở thành các ion dương.
Mỗi một nguyên tử kim loại sẽ bao gồm hạt nhân mang điện tích dương ở giữa và các electron bay xung quanh mang điện tích âm. Trường hợp ở 2 đầu kim loại có 1 hiệu điện thế thì các điện tử tự do sẽ có xu hướng di chuyển theo 1 hướng nhất điện và tạo thành dòng điện do đó kim loại có tính chất dẫn điện rất cao.
Các điện tử mang điện tích âm sẽ dịch chuyển xung quanh hạt nhân theo một quỹ đạo riêng của nó, đặc biệt đối với các điện tử ở quỹ đạo ngoài cùng ở mạng tinh thể kim loại sẽ là các điện tử tự do.
Ứng dụng của kim loại trong cuộc sống
Trong cuộc sống thì kim loại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển. Kim loại chính là một trong những nguyên tố cơ bản để tạo ra máy móc, các công trình xây dựng. Sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp, máy móc, công cụ đều gắn liền với kim loại.
Kim loại là một trong những vật liệu quan trọng, vô cùng cần thiết đối với đời sống của chúng ta. Chúng được sử dụng ngày càng nhiều và nhờ sự phát triển của khoa học, kỹ thuật thì kim loại ngày càng phát huy tốt những ưu điểm của nó trong nhiều khía cạnh và nhiều lĩnh vực khác nhau.
Vậy tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là gì? Câu hỏi đã được chúng tôi giải đáp đến bạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập.
Một số bài tập trắc nghiệm
Câu hỏi 1: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là:
A. Tính bazo.
B. Tính khử.
C. Tính oxi hóa.
D. Tính axit.
Lời giải: Đáp án đúng B. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử do kim loại dễ nhường electron để tạo thành các cation.
Câu hỏi 2: Dãy gồm các kim loại phản ứng được với H2SO4 loãng
A. Zn, Cu và Ag
B. Zn, Al và Cu
C. Al, Fe và Cu
D. Al, Zn và Fe
Lời giải: Đáp án D – Đúng. Al, Zn và Fe
Câu hỏi 3: Ngâm một thanh Cu vào dung dịch AgNO3 dư thu được dung dịch A. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch A thu được dung dịch B và chất rắn X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. X có chứa chất nào sau đây?
A. Cu, Ag.
B. Fe, Cu, Ag
C. Fe
D. Fe, Cu
Lời giải: Đáp án B – Đúng
Các phản ứng xảy ra:
Cu (dư) + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag
Cu(NO3)2 + Fe(dư) → Fe(NO3)2+ Cu
Vậy dung dịch X chứa Fe(NO3)2.
Câu hỏi 4: Dãy kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường
A. Na, Li, Mg
B. Na, Fe, K
C. Na, K, Li
D. Na, li, Fe
Lời giải: Đáp án A – Đúng. Na, Li, Mg
Câu hỏi 5: Trong các nhận định sau, nhận định nào là đúng?
A. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử phi kim sẽ ít hơn số electron lớp ngoài cùng của kim loại
B. Độ âm điện của nguyên tử phi kim thường bé hơn nguyên tử kim loại
C. Kim loại có khả năng nguyên tử của nó dễ nhường electron để trở thành ion dương.
D. Bán kính của nguyên tử kim loại bé hơn so với bán kính của nguyên tử phi kim trong cùng một chu kì.
Lời giải: Đáp án C – Đúng. Kim loại có khả năng nguyên tử của nó dễ nhường electron để trở thành ion dương.