Việc kiểm tra tình trạng transistor sống hay chết là điều cần thiết, trong quá trình hoạt động việc hư hỏng là điều không thể tránh khỏi có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng transistor bị chập, cháy như điện áp tăng cao, nhiệt độ, độ ẩm,… Quá trình kiểm tra có thể áp dụng khi mạch gặp vấn đề, hoặc khi mới mua transistor về để sử dụng để an toàn thì nên cần kiểm tra trước khi sử dụng. Dưới đây là một số cách kiểm tra transistor bằng đồng hồ vạn năng mà bạn có thể tham khảo.
Cách kiểm tra transistor
Khi nhìn vào hình vẽ bạn có thể thấy cấu tạo của một transistor gồm 2 diode ghép lại với nhau. Vậy việc áp dụng cách kiểm tra diode có thể áp dụng để kiểm tra transistor. Khi kiểm tra với đồng hồ vạn năng, bạn nên đưa thang đo về khu vực thang đo điện trở và để ở thang đo X10K.
- Đối với việc kiểm tra transistor ngược NPN thì giống như việc bạn kiểm tra 2 diode Anode chung, điểm chung sẽ là điểm ở cực B. Nếu bạn đo từ B sang V và từ B sang E ( với 2 phép đo này bạn phải cố định que đen ở chân B), que đỏ sẽ được di chuyển để đo 2 chân còn lại và kim sẽ lên, còn tất cả các trường hợp khác kim sẽ không lên.
- Cách kiểm tra transistor đối với trường hợp là transistor thuận PNP, giống như việc bạn đo 2 diode Cathode chung và điểm chung sẽ là cực B của transistor. Với 2 phép đo từ B sang C và từ C sang E ( với 2 phép đo này bạn phải cố định que đỏ ở chân B), que đen sẽ di chuyển để đo ở 2 chân còn lại và kim sẽ lên, đối với tất cả các trường hợp còn lại kim sẽ không lên.
Ngược lại với các phép đo trên thì có nghĩa là transistor sẽ được kết luận là bị hỏng.
Các trường hợp transistor có thể bị hỏng
Cách kiểm tra transistor bị hỏng trong một số trường hợp sẽ được phân theo các nhóm như sau:
- Đo chiều từ B sang C hoặc từ B sang E mà kết quả kim không lên là ta có thể kết luận transistor bị đứt BC hoặc đứt BE.
- Đo chiều từ B sang C hoặc từ B sang E mà cả 2 chiều kim đều lên, ta có thể kết luận có thể bị chập hoặc dò BC hoặc BE.
- Đo 2 chân C và E kim đồng hồ chỉ lên, đây là bị chập CE.
Dưới đây là các bước minh họa cách kiểm tra transistor với các phép đo trên.
Trước hết để có thể kiểm trang tình trạng của một transistor còn sống hay chết thì bạn cần phải xác định đó là transistor thuận hay ngược, ta có thể dựa vào ký hiệu, tên của transistor để có thể xác định được các chân.
- Bước 1: Khi bạn đã xác định được đó là transistor thuận hay ngược thì bạn đưa thang đo đồng hồ về thang đo điện trở X1Ω.
- Bước 2: Thực hiện 2 phép đo thuận vào BE và BC, kim đồng hồ lên.
- Bước 3: Thực hiện 2 phép đo ngược chiều vào BE và BC, kim không lên.
- Bước 4: Thực hiện đo C và E, kim không lên.
Sau 4 bước này, nếu đúng các phép đo kiểm tra transistor như trên ta có thể kết luận bóng còn tốt.
Đối với trường hợp transistor bị chập BE
- Bước 1: Bạn đưa thang đo đồng hồ về thang đo điện trở X1Ω.
- Bước 2: Thực hiện phép đo thuận B và E, kim chỉ lên max 0Ω.
- Bước 3: Thực hiện đảo que đo chiều ngược B và E, kim chỉ lên max 0Ω.
Sau 3 bước này, nếu đúng các phép đo kiểm tra transistor như trên ta có thể kết luận bóng chập BE.
Đối với trường hợp transistor bị đứt BE
- Bước 1: Bạn đưa thang đo đồng hồ về thang đo điện trở X1Ω.
- Bước 2: Thực hiện phép đo thuận B và E, kim không lên.
- Bước 3: Thực hiện đảo que đo chiều ngược B và E, kim không lên.
Sau 3 bước này, nếu đúng các phép đo kiểm tra transistor như trên ta có thể kết luận bóng đứt BE.
Đối với trường hợp transistor bị chập CE
- Bước 1: Bạn đưa thang đo đồng hồ về thang đo điện trở X1Ω.
- Bước 2: Thực hiện phép đo thuận C và E, kim chỉ lên max 0Ω.
- Bước 3: Thực hiện đảo que đo chiều ngược C và E, kim chỉ lên max 0Ω.
Sau 3 bước này, nếu đúng các phép đo kiểm tra transistor như trên ta có thể kết luận bóng chập CE.
Trên đây là cách kiểm tra transistor sống hay chết mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn quá trình học tập và làm việc.