Carbon footprint (dấu chân carbon) là gì? Đây là một trong những thắc mắc được khá nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, bạn hãy cùng chúng tôi đi làm lời giải đáp cho câu hỏi trên và những thông tin xoay quanh Carbon footprint nhé.
Carbon footprint (dấu chân carbon) là gì?
Carbon footprint (dấu chân carbon) được biết đến là tổng lượng phát thải khí nhà kính đến từ quá trình sản xuất công nghiệp, sử dụng và cuối vòng đời của 1 sản phẩm hoặc 1 dịch vụ.
Nó sẽ bao gồm các chất như CO2 và các loại khí khác mà con người thải ra môi trường nhiều nhất. Những loại chất khí khác có thể bao gồm khí metan (CH4), nitơ oxit (NO2) và Flo (F). Những loại khí này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và gây ra tình trạng hiệu ứng nhà kính dẫn tới việc nóng lên toàn cầu.
Trong mỗi cá nhân chúng ta, mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức đều có dấu chân carbon theo một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Trường hợp trực tiếp là khi bạn sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch như xăng dầu trong quá trình di chuyển bằng ô tô, xe máy hay việc sử dụng các thiết bị điện.
Trường hợp gián tiếp là khi bạn sử dụng bất kỳ các loại vật dụng nào mà cần phải sử dụng năng lượng để sản xuất ra nó.
Thông thường phần lớn khí thải carbon của 1 cá nhân sẽ đến từ việc sử dụng phương tiện giao thông, vận tải, nhà ở và một số loại thực phẩm.
Thuật ngữ Carbon footprint (dấu chân carbon) được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1979 trong 1 cuộc họp của Ủy ban năng lượng Vườn quốc gia Yosemite. Tuy nhiên cho đến tận năm 2007 thì thuật ngữ Carbon footprint mới được chính thức đưa vào để sử dụng trong các báo cáo khoa học liên quan tới biến đổi khí hậu của IPCC – Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu với tên tiếng anh là Intergovernmental Panel on Climate Change.
Cách tính Carbon footprint
Để có thể tính được Carbon footprint thường sẽ phải dựa vào rất nhiều các yếu tố như: Khu vực sống, cách sống, loại và mức năng lượng tiêu thụ, những công nghệ đã và đang sử dụng, cách sử dụng chúng như thế nào và nhiều những yếu tố khác.
Trong đó, việc tính lượng khí thải carbon tốt nhất được sử dụng là sẽ dựa vào mức độ tiêu thụ nhiên liệu của 1 người. Cuối cùng sẽ cộng dồn lượng phát thải khí CO2 vào bước chân Carbon của mỗi người.
Chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn một ví dụ đơn giản như sau:
Ví dụ: Bạn sử dụng xe máy di chuyển với quãng đường 250km với mức tiêu thụ nhiên liệu 2 lít xăng cho 100km.
Đầu tiên ta sẽ tính lượng nhiên liệu của bạn để có thể đi hết 250km: 2 x 2,5 = 5 lít xăng.
Mỗi 1 lít xăng sẽ được tính là phát thải khoảng 2,3kg khí CO2.
Tính tổng quãng đường di chuyển này sẽ làm tăng gấp 5 lần là 2,3kg x 5 = 11,5 kg khí CO2. Con số này sẽ được cộng dồn vào số Carbon footprint của bạn hằng năm. Theo một số báo cáo phân tích thì ở Việt Nam, chỉ số Carbon footprint trung bình 1 năm của 1 người sẽ lên đến gần 1,18 tấn.
Thông thường các nước đều yêu cầu người dân sử dụng các phương tiện, nhất là đối với ô tô đều phải tuân thủ tiêu chuẩn về khí thải và các nhà máy cũng vậy để giúp hạn chế và kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường được tốt hơn.
Tại sao con người phải giảm dấu chân carbon?
Tại sao con người chúng ta lại phải cần giảm dấu chân carbon? Đơn giản là để giúp cho chúng ta có một môi trường sống tốt và trong lành hơn, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính khiến cho việc trái đất bị nóng lên.
Trên thực tế, thì vấn đề hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu cũng có 1 phần hệ quả từ con người. Nhiệt độ trung bình toàn cầu mỗi năm đều gia tăng, các hiện tượng thời tiết cực đoan thì ngày 1 xuất hiện nhiều hơn. Mức nước biển ngày 1 dâng cao do băng ở 2 vùng Bắc và Nam cực đang có dấu hiệu tan ra.
Con người chúng ta bằng cách giảm lượng khí thải trong quá trình sản xuất và sinh hoạt sẽ giúp cho việc cải thiện hiệu quả môi trường sống, cải thiện bầu không khí,… Những lợi ích của việc giảm lượng khí thải carbon của bản thân bạn sẽ rất có ý nghĩa trong việc chống lại quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.
Các biện pháp giảm thiểu Carbon footprint
Hiện nay, để có thể giảm thiểu hiệu quả Carbon footprint thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Hạn chế sử dụng xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch như xăng dầu, đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc lượng khí thải ra ngoài môi trường. Thay vào đó bạn có thể sử dụng các loại phương tại như xe đạp, xe máy điện, ô tô điện, tàu điện,… làm phương tiện để di chuyển chính vì những phương tiện này giúp giảm lượng khí thải ô nhiễm ra môi trường.
- Sử dụng nguồn năng lượng sạch: Hầu hết các loại năng lượng sử dụng hiện nay phần lớn sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt,… Thay vì sử dụng những nguồn năng lượng này thì bạn có thể chuyển đổi sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng điện gió, điện mặt trời,…
- Tắt các loại thiết bị điện khi không cần thiết là một trong những cách đơn giản nhất giúp bạn giảm thiểu dấu chân carbon. Hãy tắt nguồn điện hoàn toàn hoặc tắt tất cả các thiết bị điện khi bạn không sử dụng tới.
- Trồng nhiều cây xanh: Việc trồng nhiều cây xanh sẽ giúp giảm thiểu hiệu quả Carbon dioxit. vì cây xanh sẽ hấp thu khí CO2 để tạo ra khí oxy rất có lợi cho con người.
- Thực hiện 5R không lãng phí: Refuse (Từ chối) – Reduce (Giảm tiêu dùng) – Reuse (Tái sử dụng) – Rot (Tạo ra nguồn rác thải hữu cơ từ thức ăn thừa) – Recycle (Tái chế).
Carbon footprint (dấu chân carbon) là gì? Tại sao con người phải giảm dấu chân carbon? Các biện pháp giảm thiểu? Tất cả đã được chúng tôi giải đáp đến bạn. Mong rằng, những thông tin trên phần nào giúp ích cho bạn trong cuộc sống.