IC nguồn được dùng nhiều trong các mạch điện tử với chức năng quản lý và phân phối nguồn cho các linh kiện. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về khái niệm và các loại IC nguồn phổ biến hiện nay.
Khái niệm IC nguồn là gì?
IC nguồn là khái niệm chỉ chung các IC có chức năng quản lý, phân phối và điều khiển nguồn điện áp trong mạch cho các linh kiện và thiết bị. IC nguồn trong tiếng Anh được gọi là Power Management IC hoặc Power IC.
IC nguồn còn có khả năng chuyển đổi hay điều chỉnh, ổn định các dòng điện đi qua nó sao cho phù hợp với mạch điện. Các cục IC nguồn có thể giúp phân chia, nhân bản thêm nhiều nguồn điện áp từ nguồn điện ban đầu để tạo ra dòng điện áp đầu ra như mong muốn của người dùng.
Phân loại IC nguồn phổ biến
Hiện nay, trong mạch điện tử thường sử dụng 2 loại IC nguồn chính là IC nguồn xung và IC ổn áp nguồn.
IC nguồn xung
Còn có tên gọi khác là IC dao động vì nó nằm ở bộ phận nguồn xung. IC nguồn xung có tác dụng tạo nguồn dao động.
IC dao động có nhiều loại khác nhau. Hình dạng của IC cũng khác nhau nó được chia ra thành nhiều mã. Mỗi mã có sơ đồ chân riêng và được mắc theo sơ đồ riêng biệt phụ thuộc vào phía nhà sản xuất.
Hiện nay, IC nguồn xung được dùng rộng rãi trên các bo mạch điện tử. Những thiết bị như tivi, tủ lạnh, điều hòa, bếp từ,… cũng sử dụng ic nguồn xung.
Một số mã IC nguồn xung được biết đến nhiều đó là : LNK304, LNK306, TOP227YN, TOP249YN, VIPER12, VIPER22, VIPER27, PN8359, MIP391,…
IC ổn áp nguồn
IC ổn áp nguồn có tác dụng ổn định điện áp để cung cấp cho mạch. Tức là dù điện áp đầu vào có thay đổi nhưng đầu ra vẫn giữ được mức điện áp ổn định.
Thông thường IC ổn áp có cấu hình 3 chân. Một số IC ổn áp còn có thêm những tính năng khác như tản nhiệt, bảo vệ ngắn mạch hay chống sét.
Một số IC ổn áp nguồn thông dụng đó là ASM1117, LM317, 7805, 7912,…
Cách kiểm tra IC nguồn còn hoạt động hay không
Có nhiều cách đo IC nguồn để biết IC đó còn hoạt động tốt hay cần phải thay thế. Dưới đây là một phương pháp mà mình thường áp dụng, hãy cùng tham khảo nhé.
Quan sát IC nguồn bằng mắt thường
Bạn có thể nhìn bằng mắt và chạm vào IC để kiểm tra bề ngoài của IC xem có dấu hiệu bất thường hay không, bao gồm:
- Kiểm tra bề ngoài IC có bị biến dạng hay không, màu sắc rõ ràng không
- Số lượng chân của IC, các chân có bị gãy hoặc chập cháy không
- Khi chạm vào IC có cảm thấy quá nóng hay không
Tiếp theo là bạn đo phân cực, ngõ ra. Nếu các bạn có bộ Oscilloscope thì quá tốt vì chúng ta có thể theo dõi được đường đặc tính của IC trên màn hình. Từ đó, đánh giá được kết quả ngay. Trường hợp không có Oscilloscope thì bạn có thể sử dụng Vôn kế.
Trên đây là những thông tin về các loại IC nguồn được dùng nhiều trong mạch điện tử. IC nguồn sẽ cung cấp điện áp phù hợp với các linh kiện, giúp mạch hoạt động tốt và ổn định hơn. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có được những kiến thức hữu ích.