Mạch khởi động từ đơn và mạch khởi động từ kép là gì? Nguyên lý hoạt động ra sao, có bao nhiêu mạch được sử dụng hiện nay. Hãy cùng dientusangtaovn.com tìm hiểu thông tin trong nội dung dưới đây của bài viết.
Tìm hiểu mạch khởi động từ đơn là gì?
Mạch khởi động từ đơn hay còn được biết là công tắc tơ, mạch được sử dụng trong công nghiệp dùng để đóng/ngắt các mạch điện động lực. Trong trường hợp mạch khởi động từ đơn được hoạt động có thể dễ dàng điều khiển được các thiết bị như: Động cơ, chiếu sáng,… Thông qua các thiết bị điều khiển từ xa hoặc sử dụng các nút ấn để điều khiển.
Với động cơ điện không đồng bộ 3 pha có thể là việc được liên tục hay không còn phải phụ thuộc phần lớn vào độ tin cậy của khởi động từ. Do đó khởi động từ đơn cần phải đảm bảo các tiêu chí, yêu cầu về kỹ thuật như sau:
- Các tiếp điểm phải có độ bền, chịu mài mòn cao.
- Khả năng đóng/cắt cao.
- Thao tác đóng/cắt nhanh, dứt khoát.
- Có Rơ le nhiệt để có thể bảo vệ động cơ không bị quá tải.
- Công suất tiêu thụ phải là ít nhất.
- Phải thỏa mãn các điều kiện khởi động từ (Dòng điện khởi động phải từ 5-7 lần dòng định mức).
Nguyên lý làm việc của mạch khởi động từ đơn
Đối với mạch khởi động từ đơn, khi cấp nguồn điện áp cho cuộn dây bằng việc nhấn nút khởi động M, cuộn dây của Contactor lúc này sẽ có điện và hút lõi thép di động và mạch từ được khép tín.
Lúc này, các tiếp điểm chính để khởi động động cơ sẽ được đóng và các tiếp điểm phụ thường hở sẽ được duy trì cho mạch điều khiển khi người dùng buông tay khỏi nút nhấn khởi động.
Trường hợp nhấn nút dừng D, khởi động từ đơn sẽ bị ngắt điện, dưới tác động của lò xo nén làm 1 phần lõi di động sẽ trở về vị trí ban đầu, các tiếp điểm sẽ trở về trạng thái thường hở. Lúc này, động cơ sẽ dừng hoạt động.
Trường hợp khi có sự cố về quá tải xảy ra, Rơ le nhiệt sẽ có nhiệm vụ làm ngắt mạch điện khỏi cuộn dây, do đó khởi động từ cũng sẽ ngắt và làm dừng động cơ điện.
Tìm hiểu mạch khởi động từ kép
Mạch khởi động từ kép được biết bến là mạch khởi động được sử dụng bởi 2 contactor. Chúng được sử dụng để thay đổi chiều quay của động cơ (đảo chiều). Để có thể sử dụng mạch này thì chúng ta cần phải sử dụng thêm cầu chì.
Để hiểu hơn về cách thức hoạt động, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của mạch khởi động từ kép này.
Nguyên lý hoạt động mạch khởi động từ kép
Khi nhấn nút MT, cuộn dây Contactor T sẽ có điện và hút lõi thép di động và mạch từ sẽ được khép kín, làm đóng các tiếp điểm chính T để khởi động cho động cơ quay ở chiều thuận và đóng tiếp điểm phụ thường hở T để giúp duy trì mạch điều khiển khi người dùng buông tay khỏi nút khởi động MT.
Để có thể đảo chiều động cơ thì chúng ta cần nhấn nút MN, lúc này cuộn dây của contactor T sẽ bị mất điện, cuộn dây contactor N sẽ có điện và hút phần lõi thép di động làm cho mạch từ được khép kín. Các tiếp điểm chính N sẽ được đóng lại. Lúc này, trên mạch động lực sẽ đảo 2 dây trong 3 pha điện và làm cho động cơ đảo chiều và các tiếp điểm thường hở phụ của N sẽ được đóng lại để duy trì cho mạch điều khiển khi người dùng buông tay khỏi nút khởi động MN.
Quá trình đảo chiều của động cơ sẽ được lặp lại với các thao tác như trên. Trường hợp khi bạn nhấn nút dừng D, lúc này khởi động từ N hoặc T đang chạy sẽ bị ngắt điện và dừng hoạt động. Trường hợp khi gặp sự cố quá tải ở động cơ, Rơ le nhiệt sẽ làm nhiệm vụ ngắt phần mạch điện khỏi cuộn dây, do đó khởi động từ cũng sẽ bị ngắt và động cơ sẽ dừng hoạt động.
Top các mạch khởi động từ đơn và kép phổ biến
Trước khi đi vào tìm hiểu các mạch khởi động từ đơn và khởi động từ kép phổ biến hiện nay thì sẽ có một số những ký hiệu mà bạn cần phải lưu ý.
- CB: Cầu dao có nhiệm vụ sử dụng để đóng/ngắt mạch điện.
- CC1, CC2: Cầu chì có nhiệm vụ để bảo vệ ngắn mạch có 2 phần mạch động lực và mạch điều khiển.
- D, MT, MN: Nút dùng, mở thuận và mở ngược.
- T, N: Ký hiệu contactor dùng cho điều khiển mở thuận và mở ngược.
- K1: Contactor làm nhiệm vụ nối cuộn dây stato hình sao.
- K2: Contactor làm nhiệm vụ nối cuộn dây hình tam giác.
- RTZ: Rơ le thời gian có nhiệm vụ giúp điều khiển quá trình khởi động.
- RN: Rơ le nhiệt có nhiệm vụ bảo vệ trong trường hợp động cơ quá tải.
Mạch khởi động động cơ 3 pha KĐB dùng khởi động từ đơn
Mạch sử dụng contactor 3 pha với ưu điểm là dễ thao tác, cộng với độ an toàn cao, có thể được xử lý để điều khiển từ xa. Tuy nhiên, mạch này lại khá phức tạp và chi phí cao. Nguyên lý hoạt động của mạch này giống với các mạch khởi động động cơ 3 pha trong công nghiệp thông thường.
Mạch điều khiển động cơ 2 vị trí sử dụng khởi động từ đơn
Mạch khởi động từ đơn này được điều khiển bằng công tắc 2 vị trí sử dụng khá dễ dạng và mạch cũng khá đơn giản, có thể thay đổi công tác 2 vị trí bằng các công tắc thông minh điều khiển từ xa.
Tuy nhiên, nhược điểm của mạch khởi động từ đơn này lại có thể dễ gây ra nguy hiểm cho người sử dụng và có thể gây ảnh hưởng đến toàn cơ cấu vận hành của hệ thống khi gặp trường hợp mất điện, phải chờ cho quá trình phục hồi lại toàn bộ động cơ thì mới có thể khởi động lại.
Mạch đảo chiều động cơ 3 pha dùng mạch khởi động từ kép
Đây là một trong những mạch đảo chiều động cơ được sử dụng khá phổ biến và mạch cũng khá đơn giản với việc sử dụng 2 contactor để giúp đảo chiều động cơ.
Trường hợp động cơ quay thuận, để động cơ được quay thuận bạn ấn nút MT (Mở thuận), lúc này công tác T sẽ có điện, tiếp điểm T (3 – 4) sẽ có điện, tiếp điểm T (7 – 8) sẽ được mở để tránh việc tác động đồng thời của công tắc tơ N. Lúc này tiếp điểm T của mạch động lực sẽ được đóng lại để cấp điện cho động cơ quay theo chiều thuận.
Trường hợp muốn động cơ quay ngược ta ấn mở nút MN (Mở ngược), lúc này công tắc N sẽ có điện đóng tiếp điện N (6 – 7), mở tiếp điểm (4 – 5) tránh việc tác động đồng thời lên công tắc tơ T. Lúc này các tiếp điểm N ở mạch động lực sẽ được đóng lại và cấp nguồn điện cho động cơ quay theo chiều ngược lại.
Mạch hãm động năng
Mạch này được hoạt động như sau, cung cấp điện cho mạch khởi động từ, ấn nút mở thuận MT hoặc mở ngược MN, lúc này công tắc T hoặc N sẽ có điện, động cơ được nối với nguồn và làm việc theo chiều thuận hoặc chiều ngược.
Khi bấm nút dừng D, công tắc T hoặc N sẽ mất điện và động cơ sẽ được ngắt khỏi nguồn điện 3 pha. Đồng thời lúc này công tác H và rơ le thời gian RTZ có điện, đóng tiếp điểm H (1 – 9) sẽ cấp nguồn một chiều cho động cơ, lúc này, động cơ sẽ tiến hành quá trình hãm động năng.
Quá trình hãm động năng kết tiếp, phần tiếp điểm (9 – 10) của RTZ sẽ được mở ra, công tắc tơ H và rơ le thời gian lúc này sẽ mất điện và động cơ lúc này sẽ hoàn toàn được cắt ra khởi nguồn điện một chiều.
Mạch hãm ngược
Mạch hãm ngược sẽ được hoạt động như sau, Cung cấp điện cho mạch, ấn nút M để công tắc K có điện, sau đó kết nối với nguồn 3 pha.
Để dùng ta ấn nút D, công tác K sẽ mất điện, nguồn 3 pha sẽ được tách ra khỏi động cơ. CÔng tắc tơ H và rơ le thời gian RTZ lúc này có điện để đóng tiếp điểm H ở mạch điều khiển. Các tiếp điểm H ở mạch động lực cũng sẽ đóng lại làm đảo 2 trong 3 pha điện cấp cho động cơ. Lúc này động cơ sẽ thực hiện quá trình quay ngược khi đang hoạt động.
Quá trình quay ngược sẽ bắt đầu và kết thúc khi tiếp điểm RTZ thực hiện đóng mở chậm, tương tự lúc này công tắc tơ H và rơ le RTZ sẽ mất điện.
Ngoài những mạch khởi động từ đơn và khởi động từ kép ở trên thì còn rất nhiều các mạch khác tùy thuộc vào mục định sử dụng.
Mạch khởi động từ đơn và mạch khởi động từ kép là gì? Nguyên lý hoạt động ra sao, có bao nhiêu mạch được sử dụng hiện nay? Câu hỏi đã được chúng tôi giải đáp đến bạn. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống.