Nóng lên toàn cầu hiện tại được biết đến là một trong những vấn đề tiêu cực của khí hậu được rất nhiều người quan tâm. Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin qua nội dung dưới đây của bài viết.
Nóng lên toàn cầu là gì?
Nóng lên toàn cầu không còn là khái niệm xa lạ đối với tất cả chúng ta, hiện tượng này hay còn được gọi là hiện tượng trái đất nóng lên.
Nóng lên toàn cầu là hiện tượng nhiệt độ trung bình trong không khí và các đại dương ở Trái Đất đang tăng lên theo những quan sát của các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ qua. Trong thế kỷ XX nhiệt độ trung bình trong không khí ở gần mặt đất tăng trong khoảng từ 0,2 – 0,6 độ C.
Hiện tượng này được xem là sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực về mặt khí hậu trong các khoảng thời gian, có thể đưa ra các con số thay đổi và so sánh được.
Trước đây hiện tượng nóng lên chỉ được nhận định xảy ra ở một vài khu vực trong 1 thời điểm nhất định do tự nhiên gây ra bởi một vài những yếu tố tác động như: Sự thay đổi quỹ đạo của Trái Đất, sự biến đổi về nội bộ hệ thống khí quyển hoặc sự biến đổi của hải lưu,…
Tuy nhiên, thời điểm gần đây dưới sự phát triển của các nền kinh tế công nghiệp hàm lượng khí thải CO2 tăng cao và xảy ra thường xuyên và phủ rộng trên phạm vi toàn cầu dẫn tới hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng nóng lên toàn cầu? Hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu.
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nóng lên toàn cầu
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nóng lên toàn cầu thường được các chuyên gia nhận định là 2 nguyên nhân chính là do tự nhiên và do con người gây ra.
Nguyên nhân tự nhiên
Trái đất đang có dấu hiệu nóng lên, 1 phần cũng do quá trình tự nhiên khiến cho khí hậu có những thay đổi.
- Hoạt động của mặt trời: Việc trái đất nóng lên thì nguyên nhân đầu tiên chúng ta phải nhắc đến là mặt trời. Theo các nghiên cứu thì mặt trời ở những thời điểm gần đây đã có những thay đổi, bức xạ nhiệt cũng được tạo ra nhiều hơn trong quá trình hoạt động tổng hợp hạt nhân của mặt trời. Khi các bức xạ chiếu xuống trái đất sẽ đi qua tầng khí quyển và được lưu trữ lại dưới dạng nhiệt và làm tăng lượng nhiệt trung bình của Trái Đất.
- Chu kỳ liên quan tới khí hậu: Khí hậu của trái đất đang biến đổi rất nhiều, kèm theo đó là những tia bức xạ từ mặt trời khiến cho nhiệt độ toàn cầu dần tăng lên.
- Hơi nước: Đây là một trong những nguyên nhân tự nhiên gây ra tình trạng biến đổi khí hậu khiến trái đất bị nóng lên toàn cầu. Hơi nước được biết đến cũng giống như một loại khí nhà kính có khả năng giữ nhiệt. Cũng chính nhờ có hơi nước mà chúng ta có thể tồn tại và duy trì sự sống. Tuy nhiên, con người đang làm ảnh hưởng tới chu trình nước và tạo ra nhiều hơi nước hơn.
Nguyên nhân do con người
Tình trạng nóng lên toàn cầu nguyên nhân chủ yếu là do những tác động của con người. mặc dù nguyên nhân do tự nhiên đóng vai trò chính trong việc nóng lên toàn cầu nhưng chung quy lại thì con người lại chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng nặng nề đến Trái Đất.
- Nạn phá rừng: Như các bạn cũng đã biết thì cây cối sử dụng khí CO2 và sản sinh ra khí O2 trong quá trình quang hợp. Rừng còn được coi là lá phổi xanh của Trái Đất. Tình trạng phá rừng xảy ra trong diện rộng sẽ khiến cho nồng độ CO2 tăng lên trong bầu khí quyển và dẫn đến tình trạng nóng lên toàn cầu điển hình với mức nhiệt độ tăng trong các năm vừa qua.
- Tăng lượng phát thải khí nhà kính: Các loại khí thải điển hình như carbon dioxide là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, chúng chính là kết quả của quá trình đốt cháy các loại khí tự nhiên, nhiên liệu hóa thạch. Phần lớn lượng khí thải này là do quá trình sản xuất điện và khí thải của ô tô và xe máy sử dụng hằng ngày.
- Khí metan tăng cao: Khí metan (CH4) được biết đến là một trong những loại khí gây ra tình trạng hiệu ứng nhà kính gấp nhiều lần so với CO2. CH4 được tạo ra trong quá trình phân hủy của các chất thải trong quá trình chôn lấp. Hoặc do các chất hữu cơ bị phân hủy và trong điều kiện thiếu oxy dẫn tới tình trạng sinh ra khí metan.
- Dư thừa phân bón: Việc lạm dụng phân bón trong nông nghiệp cũng được coi là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc gia tăng nhiệt trên Trái Đất vì trong thành phần của các loại phân bón có chứa hàm lượng lớn oxit nito.
Những biểu hiện của tình trạng nóng lên toàn cầu
Quá trình trái đất nóng lên sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới chúng ta, dưới đây là những biểu hiện thể hiện rõ ràng nhất quá trình nóng lên toàn cầu mà bạn có thể tham khảo:
- Thời tiết khắc nghiệt hơn: Nhiệt độ hằng ngày có dấu hiệu gia tăng, thời tiết ngày càng trở lên khắc nghiệt hơn khiến cho thế giới phải đối mặt với rất nhiều những biến đổi của thời tiết như lũ lụt, hạn hán, nắng nóng, bão tuyết,…
- Nước biển dâng cao: Nóng lên toàn cầu khiến cho băng ở Bắc Cực dần tan ra mực nước biển đang tăng với tốc độ 1,8mm/ năm trong khoảng thời điểm 1 thế kỷ vừa qua. Theo tính toán từ năm 1993 – 2000 thì mực nước biển đã dâng trong khoảng 2,9 – 3,4 ± 0,4 – 0,6 mm/ năm.
- Băng tan ở 2 cực: Hiện tượng băng tan ở 2 cực là hiện tượng được nhắc đến rất nhiều trong những năm trở lại đây. Qua các nghiên cứu của các nhà khoa học, thì các vùng biển ở Bắc Cực tình trạng nóng lên nhanh gấp 2 lần so với mức nóng trung bình của toàn cầu. Điều này, cho chúng ta thấy diện tích của Bắc Cực dần bị thu hẹp do tình trạng băng tan.
- Nồng độ khí Carbon dioxide đạt ngưỡng kỷ lục: Trái đất nóng lên chính là do nồng độ Carbon dioxide trong khí quyển tăng cao. Thông qua các phân tích và nghiên cứu của các nhà khoa học thì các bong bóng khí trong bằng ở Nam Cực và Greenland, họ đã đưa ra kết luận rằng trong khoảng 650.000 năm qua nồng độ khí carbon dioxide (CO2) dao động từ 180 – 300 ppm.
- Nhiệt độ thay đổi liên tục: Nhiệt độ thay đổi liên tục trong những năm trở lại đây đánh dấu sự gia tăng nhiệt độ rất lớn, theo thống kê 10 năm đầu của thế kỷ XXI thì sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu đang ở mức kỷ lục từ trước đến nay. Nhiệt độ trung ở mặt đất và nước biển đã tăng khoảng 0,74 độ C trên toàn thế giới trong vòng 1 thế kỷ qua
Tình trạng nóng lên toàn cầu gây ra những biểu hiện tiêu cực gây ra nhiều những hậu quả nghiệm trong ảnh hưởng trực tiếp môi trường sống ở Trái Đất. Vậy hậu quả mà hiện tượng nóng lên toàn cầu mang lại là gì? Hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu.
Hậu quả của việc trái đất nóng lên
Từ những thông tin chúng tôi đã chia sẻ ở trên thì ắt hẳn bạn cũng đã phần nào hiểu được hậu quả mà nó mang lại rồi phải không ạ. Hay có thể nói cách khác là tình trạng trái đất nóng lên sẽ tác động tới các hiện tượng biến đổi khí hậu.
Dưới đây là một số hậu quả về việc nóng lên toàn cầu mà bạn có thể tham khảo:
- Ảnh hưởng tới con người: Chính con người làm hại chính mình, việc nóng lên toàn cầu có thể ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Tình trạng nắng nóng, mưa nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển. Đồng thời lượng khí thải tăng cao cũng khiến cho cơ thể gia tăng bệnh tật.
- Ảnh hướng tới sinh vật: Quá trình nóng lên toàn cầu sẽ ảnh hưởng tới môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật. Khí hậu biến đổi các sinh vật bắt buộc phải thích nghi để có thể đáp ứng được môi trường sống khắc nghiệt, tuy nhiên nếu không thể thích nghi thì chúng sẽ dần dần bị biến mất và có nguy cơ tuyệt chủng.
- Ảnh hướng tới nguồn nước: Trái Đất nóng lên 1 phần sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của nguồn nước. Việc thiếu nguồn nước sạch để sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh là điều không thể tránh khỏi.
- Nước biển dâng cao: Mực nước biển toàn cầu thay đổi do băng ở các vùng Bắc Cực và Nam Cực có hiện tượng tan nhanh, điều này khiến cho mực nước biển tăng. Trong tương lai, nếu nước biển vẫn dâng cao thì một số quốc gia sẽ không còn xuất hiện trên bản đồ.
Khắc phục tình trạng nóng lên toàn cầu
Để có thể ngăn chặn tình trạng nóng lên toàn cầu thì không thể giải quyết trong ngày 1 ngày 2, mà cần phải có sự góp sức của tất cả mọi người. Dưới đây là một số cách giúp khắc phục tình trạng nóng lên toàn cầu.
- Trồng nhiều cây xanh: Đây là một trong những biện pháp đơn giản mà mang lại hiệu quả nhất để giúp cho giảm lượng nhiệt độ tăng lên toàn cầu. Cây xanh sẽ giúp giảm thiểu hiệu quả khí CO2 trong quá trình quang hợp để giúp giảm tình trạng hiệu ứng nhà kính.
- Sử dụng nguồn năng lượng xanh: Các nguồn năng lượng xanh từ gió và năng lượng mặt trời có thể giúp thay thế những nguồn năng lượng sử dụng khí đốt tự nhiên và nhiên liệu hóa thạch. Việc sử dụng nguồn năng lượng này sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
- Tiết kiệm điện và các nguồn năng lượng: Để giảm thiểu tình trạng nóng lên toàn cầu chúng ta có thể tiết kiệm nguồn năng lượng sử dụng hằng ngày. vì trong quá trình sử dụng và sản xuất thì sẽ thải lượng lớn khí CO2 ra ngoài môi trường. Vì vậy, việc tiết kiệm điện và nguồn năng lượng khác sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí và hiệu ứng nhà kính.
- Tối ưu các phương tiện di chuyển: việc sử dụng ô tô, xe máy chạy bằng xăng dầu sẽ sản sinh ra các loại khí thải như CO2, NO2 và khói bụi. Vì vậy, chúng ta có thể bảo vệ môi trường bằng việc hạn chế hoặc thay thế các phương tiện này bằng các phương tiện dùng năng lượng xanh như xe điện hoặc cũng có thể thay thế bằng việc đi xe đạp hoặc đi bộ.
Vậy nóng lên toàn cầu là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả ra sao? Các biện pháp khắc phục như thế nào? Tất cả đã được chúng tôi giải đáp đến bạn. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống. Mọi thắc mắc, bạn có thể để lại cho chúng tôi ở dưới phần bình luận.