PCB là gì? PCB (Printed Circuit Board) hay còn được gọi là bảng mạch in có cấu trúc, thành phần dây dẫn được chứa trong một cấu trúc cơ khí. Để hiểu hơn về lịch sử hình thành và phát triển của các bảng mạch in hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trong bài viết này.
Lịch sử hình thành và phát triển của các bảng mạch in
Trước khi chúng ta có thể trả lời bảng mạch in là gì, tốt nhất bạn nên hiểu PCB đến từ đâu. Đó là một hành trình to lớn hướng tới các thiết kế HDI với hàng trăm lỗ hổng và PCB có kết nối điện đang cung cấp năng lượng cho mọi thứ từ điện thoại thông minh đến máy đo nhịp tim đến tên lửa.
Quá trình từ bảng mạch với những thiết kế không được quá gọn gàng đến PCB linh hoạt và bất cứ công nghệ nào đưa ta đến tương lai thì đều có những thú vị.
Trước khi các bảng mạch in ra đời, mạch điện được chế tạo bằng cách gắn các dây riêng lẻ vào các bộ phận. Những đường dẫn điện được thực hiện bằng cách hàn các thành phần kim loại cùng với dây, với các mạch lớn hơn với nhiều linh kiện điện tử sẽ chứa nhiều dây.
Với nhiều mạch phức tạp thì số lượng dây lớn đến nỗi mà chúng có thể rối vào với nhau và chiếm một không gian rộng lớn đối với 1 thiết kế. Việc tìm lỗi là điều vô cùng khó khăn, cũng như độ tin cậy của mạch sẽ không cao. Quá trình sản xuất chậm đòi hỏi phải hàn thủ công nhiều thành phần cho các kết nối có dây trong mạch điện.
Tìm hiểu PCB là gì?
PCB là cụm từ tiếng anh viết tắt của Printed Circuit Board là một mạch điện có các thành phần và dây dẫn được chứa trong một cấu trúc cơ khí. Trong đó các linh kiện điện từ sẽ được kết nối với nhau trên cùng một bảng mạch. Trong mạch PCB các linh kiện được kết nối không thông qua các dây dẫn ngoài và các đường dẫn sẽ được tích hợp ngay trên bề mặt của mạch, do đó sẽ giúp mạch giảm thiểu được độ phức tạp của một thiết kế tổng thể.
Mạch PCB dùng để cung cấp điện và kết nối điện giữa các linh kiện để chúng có thể hoạt động. Hiện nay bạn có thể gặp các mạch PCB trong hầu hết các thiết bị điện tử như: Điện thoại thông minh, TV, thiết bị y tế, các thiết bị điện tử gia dụng,…
Các loại mạch PCB phổ biến
Hiện nay, có một số loại PCB được sử dụng rất phổ biến để làm mạch in và cũng tùy vào từng thiết kế và ứng dụng mà nhà sản xuất sẽ lựa chọn các loại PCB sao cho phù hợp nhất.
- PCB 1 lớp: Loại mạch này đơn giản và được sử dụng nhiều vì quá trình thiết kế đơn giản, dễ dàng cho việc chế tạo. Một phần mặt của mạch in PCB sẽ được phủ một lớp vật liệu điện bất kỳ. Đồng thường là vật liệu dẫn điện thường được sử dụng trong các mạch PCB vì kim loại này có đặc tính dẫn điện tốt và giá thành rẻ. Vơi PCB 1 lớp thì các linh kiện sẽ được kết nối với nhau và sẽ được hàn dính.
- PCB 2 lớp: Với loại mạch này thì vật liệu dẫn điện như đồng sẽ được tráng trên cả 2 bên mặt đó là mặt trên và mặt dưới của bo mạch. Với loại mạch này sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều về chi phí và giúp giảm được kích thước của bo mạch.
- Mạch PCB đa lớp: Ta có thể hình dùng, mạch sẽ có tối thiểu là 3 lớp dẫn điện bằng đồng. lớp keo dán mạch ở giữa các lớp sẽ giúp cách điện, cách nhiệt để có thể đảm bảo nhiệt lương khi sinh ra trong quá trình hoạt động sẽ không gây ra hỏng các linh kiện trong mạch. Loại PCB này, được sử dụng trong các mạch phức tạp cần đến sự nhỏ gọn về kích thước.
- PCB cứng: Được làm từ các vật liệu rắn. PCB cứng cũng có các lớp phủ khác nhau như 1, 2 và đa lớp. Loại mạch này không thể uốn cong nên thường được gọi là PCB cứng. Với độ bền, cùng với tuổi thọ cao nên loại mạch này thường được sử dụng rất nhiều trong các bộ phận của máy tính.
- PCB dẻo: hay còn được gọi là mạch Flex, mạch này được tạo thành từ các loại vật liệu dẻo. Đây được biết là loại mạch PCB áp dụng cho các ứng dụng phức tạp. Mạch thường được sử dụng trong chế tạo màn hình LCD, pin năng lượng mặt trời, điện thoại di động,…
- PCB dẻo – cứng: Đây là loại mạch được kết hợp từ 2 PCB dẻo và PCB cứng. Nó thường dùng là các loại Card chuyển đổi trong một số thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy ảnh,…
Ngoài ra còn một số loại mạch như PCB xuyên lỗ và PCB gắn bề mặt cũng được sử dụng rất nhiều trong các mạch điện tử. Hiện nay, với nền công nghệ phát triển việc sử dụng các phần mềm thiết kế mạch không còn là điều quá xa lạ.
Các phần mềm hiện nay thường được sử dụng để thiết kế mạch in PCB như: CircuitMaker, KiCad, Altium Designer, Eagle, Multisim, EasyEDA.
PCB là gì? Lịch sử hình thành, phát triển của các bảng mạch in và một số mạch PCB phổ biến đã được chúng tôi giải đáp. Hy vọng, những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc.