Cường độ dòng điện là một thông số quan trọng trong các thiết bị điện và chúng ta thường biết đến trong các chương trình học phổ thông. Vậy ký hiệu, đơn vị, công thức tính và cách đo cường độ dòng điện thế nào? Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé.
Cường độ dòng điện là gì?
Theo wikipedia: Cường độ dòng điện qua một tiết diện được định nghĩa là lượng điện tích di chuyển qua tiết diện đó trong một đơn vị thời gian.
Đại lượng này đặc trưng cho sự mạnh yếu của dòng điện. Một dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện sẽ càng lớn và ngược lại.
Ký hiệu của cường độ dòng điện
Ký hiệu của cường độ dòng điện là I. Chữ I trong hệ SI (hệ đo lường quốc tế). Trong các công thức vật lý, chữ I có nghĩa là cường độ của dòng điện. Đây là chữ viết tắt của từ “Intensité” trong tiếng Pháp.
Cường độ dòng điện đơn vị là gì?
Người ta quy ước đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe, kí hiệu là chữ A. Đơn vị này được lấy từ tên của một nhà vật lý và toán học nổi tiếng người Pháp André Marie Ampère. Một ampe tương ứng với dòng chuyển động của 6,24150948. Ngoài đơn vị là ampe, người ta còn dùng đến đơ miliAmpe kí hiệu là mA để đo cường độ dòng điện. Ta có: 1mA = 0.001A.
Công thức tính cường độ dòng điện
Công thức tính cường độ dòng điện là gì? Có bao nhiêu công thức để tính cường độ dòng điện?
Công thức tính cường độ dòng điện trung bình
Bên cạnh đó, ta có công thức tính cường độ dòng điện trung bình như sau:
Itb=ΔQ/Δt
Trong đó:
- Itb là cường độ dòng điện trung bình (đơn vị: A là ampe)
- ΔQ là điện lượng chuyển qua bề mặt được xét trong khoảng thời gian Δt (đơn vị: C là coulomb)
- Δt là khoảng thời gian được xét (đơn vị: s là giây).
Công thức tính cường độ dòng điện tức thời
Khi khoảng thời gian được xét vô cùng nhỏ, ta có cường độ dòng điện tức thời được tính bằng công thức như sau:
I=dQ(t)/dt
Công thức tính cường độ dòng điện toàn mạch theo định luật Ohm
Theo định luật Ôm (Ohm), ta có công thức tính cường độ dòng điện như sau như sau:
I= U/R
Trong đó:
I: Cường độ dòng điện (đơn vị: A)
U: Hiệu điện thế (đơn vị: V)
R: Điện trở (đơn vị: Ω)
Các dụng cụ đo cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện được đo bằng thiết bị chuyên dụng có tên là Ampe kế, còn có tên gọi là đồng hồ Ampe với những loại phổ biến như Ampe kế đo dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều, Ampe kế đo điện trở,…
Ngoài ra, còn có dòng máy MiliAmpe kế để đo cường độ dòng điện nhỏ ở đơn vị miliAmpe. Tùy nhu cầu sử dụng mà người dùng lựa chọn cho mình dụng cụ đo thích hợp.
Một số Ampe kế được sử dụng phổ biến đó là:
Đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng hay còn được gọi là vạn năng kế. Đây là thiết bị đa năng với nhiều công dụng. Sản phẩm đo được điện áp, cường độ dòng điện và điện trở. Một số dòng cao cấp còn sở hữu các tính năng hiện đại như: tụ điện, đo tần số, kiểm tra diode, thông mạch,…
Ampe kìm
Đây là dụng cụ đo điện cầm tay chuyên dụng, dùng để đo trực tiếp dòng điện chạy qua dây dẫn. Cách đo đơn giản cho kết quả chính xác và nhanh chóng. Ampe kìm cho phép đo các đại lượng như: dòng điện, tần số, điện trở,… Ngoài ra, một số dòng sản phẩm còn có thể đo thông mạch, nhiệt độ, kiểm tra dẫn điện,… Các thương hiệu ampe kìm uy tín dành cho bạn như ampe kìm Kyoritsu, Hioki, Fluke…
Máy đo đa năng
Thiết bị đo đa chức năng có thể thực hiện nhiều phép đo khác nhau: đo điện áp, điện trở, công suất, cường độ dòng điện, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất,… Dụng cụ đa năng này còn có thể kiểm tra nối mạch, mạch điện và đo mạch vòng. Sản phẩm rất tiện dụng mang lại hiệu quả cao khi sử dụng trong thực tế.
Các câu hỏi liên quan đến cường độ dòng điện
Câu 1: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, dòng điện có cường độ……tại các vị trí khác nhau.
- Khác nhau
- Bằng nhau
- Có thể thay đổi
- Tất cả đều sai
Đáp án: Ta có, trong đoạn mạch mắc nối tiếp: Cường độ dòng điện: I1 = I2 = … =In
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song thì giữa cường độ dòng điện mạch chính và các mạch rẽ có mối quan hệ nào dưới đây?
- Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ
- Cường độ dòng điện mạch chính nhỏ hơn tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ
- Cường độ dòng điện mạch chính bằng các cường độ dòng điện qua mỗi mạch rẽ
- Cường độ dòng điện mạch chính lớn hơn tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ
Đáp án: A
Trong mạch song song, cường độ dòng chính bằng tổng cường độ dòng điện các dòng con I = I1 + I2 +…+ In
Câu 3: Ampe kế là dụng cụ dùng để đo:
- Tác dụng của dòng điện
- Mức độ của dòng điện
- Khả năng của dòng điện
- Cường độ dòng điện
Đáp án: D
Câu 4: Để đo dòng điện qua vật dẫn, người ta mắc:
- Ampe kế song song với vật dẫn
- Vôn kế song song với vật dẫn
- Ampe kế nối tiếp với vật dẫn
- Vôn kế nối tiếp với vật dẫn
Đáp án: C
Trên đây là một số thông tin cơ bản về khái niệm, ký hiệu, đơn vị cường độ dòng điện. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn đọc.