Aptomat 1 pha là thiết bị quen thuộc trong hệ thống điện gia đình – Nơi thường dùng điện 1 pha. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của Aptomat 1 pha nhé.
Aptomat 1 pha là gì?
Aptomat 1 pha được viết tắt là MCB (Miniature Circuit Breaker), là loại thiết bị chuyển mạch loại tép, thường có dòng đóng cắt định mức dòng cắt ngắn mạch thấp. Nó thường được dùng trong hệ thống điện dân dụng, gia đình để hạn chế tình trạng chập điện, rò điện gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Ký hiệu Aptomat 1 pha trong sơ đồ mạch điện
Trong sơ đồ mạch điện, MCB thường có ký hiệu riêng để biểu thị trên bản vẽ kỹ thuật để bạn có thể dễ dàng nhận biết chúng. Dưới đây là hình ảnh ký hiệu của aptomat 1 pha:
Cấu tạo cơ bản của Aptomat 1 pha
Hiện nay, có rất nhiều loại MCB trên thị trường, làm cho người dùng nghĩ rằng chúng có cấu tạo khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì một MCB gồm 5 bộ phận chính như sau:
- Tiếp điểm của Aptomat 1 pha: Có 2 loại, một loại có 3 tiếp điểm là tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và hồ quang. Hoặc loại có 2 tiếp điểm là tiếp điểm chính và hồ quang.
- Cơ Cấu truyền động đóng cắt MCB: Aptomat 1 pha có 2 cách truyền động đóng cắt MCB đó là bằng tay và bằng cơ điện. Nếu đóng cắt bằng tay thì các MCB có dòng điện định mức không quá lớn để đảm bảo an toàn. Bằng cơ điện thì MCB sẽ có dòng điện lớn hơn.
- Móc bảo vệ: Hai loại móc bảo vệ trong Aptomat 1 pha mà bạn cần biết đó là móc kiểu rơle nhiệt và móc điện từ. Móc bảo vệ có tác dụng bảo vệ thiết bị điện không bị ngắn mạch và quá tải.
- Hộp dập hồ quang: Hai kiểu thiết bị dập hồ quang là hồ quang kiểu nửa kín và hồ quang kiểu nửa hở. Kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của MCB và có lỗ thoát khí. Còn kiểu nửa hở dùng với điện áp lớn hơn 1000V.
- Vỏ của Aptomat 1 pha: Có chức năng bảo vệ và cố định các bộ phận bên trong của thiết bị. Lớp vỏ làm bằng nhựa cao cấp, có độ bền cao.
Nguyên lý hoạt động của Aptomat 1 pha
Nhờ 2 móc khớp với nhau tại tiếp điểm kết hợp cùng các tiếp điểm động giúp cho aptomat luôn giữ ở trạng thái đóng. Khi MCB ở bật ON, trong trường hợp phát hiện mạch điện có các vấn để như quá tải hay ngắn mạch thì lực hút nam châm điện lớn hơn lực lò xo sẽ làm tiếp điểm được mở ra và mạch điện bị ngắt. Đó là nguyên lý hoạt động của Aptomat 1 pha.
Phân loại Aptomat 1 pha
Hiện nay, MCB được sản xuất với những kích thước, kiểu dáng và giá thành từ các thương hiệu khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số cách phân loại Aptomat 1 pha dưới đây.
Phân loại theo số cực
Aptomat 1 pha 1 cực
Thiết bị đóng cắt có 1 cực để bảo vệ dây pha trong mạch điện (pha nóng). Aptomat 1 pha 1 cực thường được dùng trong lưới điện 1 pha hay vỏ tủ điện bảo vệ line cho hệ thống chiếu sáng hoặc các ổ cắm,…
Aptomat 1 pha 2 cực
Thiết bị có dây bao gồm dây pha và dây trung tính. Loại MCB này thường được dùng trong các hệ thống điện 1 pha.
Phân loại aptomat 1 pha theo thương hiệu
Dưới đây là một số thương hiệu sản xuất aptomat nổi tiếng:
- Aptomat Panasonic
- Aptomat Schneider
- Aptomat Sino
- Aptomat Mitsubishi
Phân loại aptomat 1 pha theo hiệu điện thế
Một cách phân loại aptomat khác mà được sử dụng là dựa trên hiệu điện thế với các loại MCB như sau:
Aptomat 1 pha 5A, 6A, 10A, 16A, 20A, 25A, 30A, 32A, 40A, 50A, 60A, 63A, 75A, 80A, 150A, 100A, 200A
Aptomat 1 pha có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn sử dụng điện, phòng chống các sự cố như rò điện, quá tải, ngắn mạch, rò điện. Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích từ đó sử dụng hiệu quả thiết bị điện.