Điện tử sáng tạo VN
No Result
View All Result
Thứ Tư, Tháng Sáu 7, 2023
  • Login
  • Trang chủ
  • Tin điện tử
  • Linh kiện điện tử
  • Mạch điện tử
  • Hỏi – Đáp
  • Về chúng tôi
Subscribe
Điện tử sáng tạo VN
  • Trang chủ
  • Tin điện tử
  • Linh kiện điện tử
  • Mạch điện tử
  • Hỏi – Đáp
  • Về chúng tôi
No Result
View All Result
Điện tử sáng tạo VN
No Result
View All Result

Cảm biến mực nước là gì? Nguyên lý hoạt động và những lưu ý khi sử dụng

by admin
Tháng Năm 5, 2023
in Linh kiện điện tử
0
Lưu ý khi chọn cảm biến mực nước

Lưu ý khi chọn cảm biến mực nước

159
SHARES
2k
VIEWS
Share on FacebookShare on TwitterShare on Pinterest
4.9/5 - (7 bình chọn)

Cảm biến mực nước thay thế các phương pháp đo chất lỏng truyền thống, đem lại sự chính xác và tiết kiệm thời gian hơn. Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu cảm biến mực nước là gì và có bao nhiêu loại, hãy cùng theo dõi nhé.

Cảm biến mực nước là gì?

Cảm biến mực nước là tên gọi chung của thiết bị điện tử chuyên dụng dùng để đo lường các loại chất lỏng như nước, các chất lỏng dùng trong công nghiệp, nước thải,… Loại cảm biến này có thể hoạt động khá tốt trong nhiều môi trường khác nhau. Nhờ có cảm biến mực nước mà giúp con người đo lường các thông số chất lỏng hiệu quả và tiết kiệm thời gian.

Cảm biến mực nước là gì?
Cảm biến mực nước là gì?

Một ứng dụng của cảm biến mực nước rất thực tế và phổ biến đó là cảm biến đo mức xăng trong các phương tiện như xe máy, oto. Bạn sẽ dựa vào đồng hồ đo xăng để biết mức xăng dầu còn có trong bình. Tùy theo lĩnh vực cụ thể, một số loại cảm biến mực nước khác nhau sẽ được dùng để thực hiện các mục đích khác nhau.

Nguyên lý hoạt động của cảm biến mực nước

Cảm biến đo mực nước sẽ có nguyên lý hoạt động theo 2 loại như sau:

Nguyên lý hoạt động của cảm biến mực nước tiếp xúc

Cảm biến này sẽ tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng cần đo. Loại cảm biến tiếp xúc được sử dụng nhiều trong hệ thống cấp nước sạch ở trong khu dân cư, bồn nước phòng cháy chữa cháy, khu chế xuất,…

Nhược điểm của nguyên lý đo mực nước tiếp xúc là độ chính xác không tuyệt đối. Cảm biến dạng que, cảm biến điện dung,… là những loại cảm biến tiếp xúc nổi bật.

Nguyên lý của cách đo mực nước của cảm biến dạng que:

Nguyên lý hoạt động của cảm biến mực nước
Nguyên lý hoạt động của cảm biến mực nước
  • Có cấu tạo với 3 que là 1 que đo mức thấp, 1 que mức cao và 1 que so sánh.
  • Khi mực chất lỏng xuống thấp thì bạn so sánh que đo mức thấp với que chuẩn. Máy bơm sẽ nhận tín hiệu để bơm thêm nước vào bồn.
  • Khi mực chất lỏng lên cao thì bạn so sánh que đo mức cao với que chuẩn. Dựa vào kết quả so sánh này thì bộ xử lý sẽ điều khiển động cơ.

Nguyên lý hoạt động của cảm biến đo mức nước không tiếp xúc

Cảm biến mực nước không tiếp xúc sẽ không cần tiếp xúc với môi trường hoặc đối tượng cần đo mà vẫn đưa ra được kết quả nhanh và chính xác nhất.

Cảm biến không tiếp xúc có giá thành khá là cao, nổi bật chính là cảm biến siêu âm và cảm biến radar,… Cảm biến không tiếp xúc dùng để chất lỏng trong các kênh, silo chứa hở và đặc biệt trong các môi trường có nhiệt độ hay áp suất không cao.

Đọc thêm:  IC LM339 là gì? Sơ đồ chân, thông số kỹ thuật và ứng dụng thực tế

Một ví dụ nguyên lý hoạt động của cảm biến mực nước không tiếp xúc:

  • Cảm biến siêu âm dựa vào nguyên lý phát ra sóng âm thanh và cơ chế thu phát.  Dựa vào thời gian sóng âm truyền đi và phản lại sẽ tính được khoảng cách giữa cảm biến và mực nước. Từ đó, hệ thống sẽ tính toán được mực nước trong bồn là bao nhiêu.

Phân loại cảm biến đo mực nước

Cảm biến mực nước dùng sóng siêu âm

Loại cảm biến này hoạt động dựa vào nguyên lý thu phát sóng điện từ. Sóng điện từ lan truyền và chạm vào bề mặt chất lỏng và phản xạ lại cảm biến. Sau đó cảm biến bắt đầu tính toán cho ra được mức chất lỏng hiện có trong bồn chứa.

Cảm biến siêu âm là loại hiện đại và có giá thành cao nhất, được sử dụng để đo nhiều mức chất lỏng khác nhau như:

  • Các chất lỏng như nước, nước thải,…
  • Các nhiên liệu dễ cháy như xăng, dầu,…
  • Các chất hóa học độc hại như axit, chất gây ăn mòn,…

Cảm biến đo mực nước dùng điện dung

Cảm biến điện dung hoạt động đo mực nước liên tục thông qua các cảm biến được lắp từ đáy lên đỉnh của bể chứa chất lỏng.

Loại cảm biến có thể đo chất lỏng mà có lẫn chất rắn dạng hạt hoặc dạng bột. Nếu dùng trong môi trường có chất ăn mòn thì cần lắp dùng loại có lớp bảo vệ.

Cảm biến điện dung gồm có 1 que điện cực gắn trong ống và nhúng vào trong lòng các thùng chứa hoặc bể chứa chất lỏng. Cảm biến bao gồm que điện cực electrode và vỏ điện từ được gắn vào cáp, phần mạch điện tử có chức năng chuyển đổi tín hiệu thành tín hiệu dòng hoặc điện áp.

Phân loại cảm biến đo mực nước
Phân loại cảm biến đo mực nước

Cảm biến đo mực nước dạng thủy tĩnh

Cảm biến này dùng để đo mực nước trong những bồn chứa có quy mô nhỏ và vừa.

Tương tự cảm biến điện dung thì cảm biến dạng thủy tĩnh cũng cần thả đoạn dây cảm biến từ đỉnh đến đáy bồn chứa. Thùng chứa cao bao nhiêu thì sẽ cần đặt chiều dài dây cảm biến dài bấy nhiêu.

Cảm biến dạng thủy tĩnh hoạt động dựa trên sự thay đổi của áp suất khi mực nước thay đổi. Cứ xuống sâu 10m nước thì áp suất sẽ tăng lên 1 bar nên sẽ tính được độ sâu của mực chất lỏng.

Đọc thêm:  Cảm biến dòng điện ACS712: Thông số kỹ thuật, sơ đồ chân và hướng dẫn sử dụng

Cảm biến mực nước dạng rung

Trong quá trình hoạt động cảm biến này sẽ rung theo một tần số cố định. Khi chất lỏng hay chất rắn được đưa vào thùng chứa sẽ chạm vào cảm biến khiến cho tần số rung bị thay đổi. Từ đó, cảm biến sẽ báo đầy và báo cạn để chúng ta biết.

Cảm biến mực nước dạng xoay

Đây là dòng cảm biến báo đầy cạn chuyên dụng có thể đo mức chất lỏng hay chất rắn dạng bột hay hạt mịn.

Cảm biến đo mức nước dạng xoay có thiết kế nhỏ gọn. Trong quá trình hoạt động cảm biến sẽ xoay với vận tốc không đổi nhưng sẽ ngừng lại khi chất lỏng chạm vào cánh xoay. Khi đó, tín hiệu sẽ gửi về bộ xử lý.

Lưu ý khi chọn cảm biến mực nước

Để chọn được loại cảm ứng đo mức nước phù hợp thì bạn cần chú ý đến những yếu tố dưới đây:

Môi trường chất cần đo

Việc xác định môi trường chất cần đó rất quan trọng. Cảm biến sẽ chịu ảnh hưởng của môi trường đo nên sẽ cần chọn loại phù hợp.

Một gợi ý cho các bạn, đối với môi trường có chất độc hại hoặc ăn mòn thì loại cảm ứng không tiếp xúc là sự lựa chọn tốt nhất.

Độ chính xác của cảm biến

Thông số này còn gọi là sai số của cảm biến và quyết định đến độ chính xác của kết quả đo. Giá thành của cảm biến mức nước bị ảnh hưởng nhiều bởi sai số của cảm biến. Sai số càng thấp thì cảm biến đo mức nước sẽ càng cao và ngược lại.

Lưu ý khi chọn cảm biến mực nước
Lưu ý khi chọn cảm biến mực nước

Khoảng cách đo mức chất lỏng

Bạn nên nắm được chính xác khoảng cách cần đo. Việc chọn đúng khoảng cách đo giúp bạn tiết kiệm chi phí và đo mực chất lỏng được chính xác hơn.

Các chức năng hiển thị của cảm biến mực nước

Chức năng hiển thị thông tin trên màn hình cũng chính là một nơi để hiệu chỉnh cảm biến đo chính xác theo điều kiện thực tế. Một cảm biến mực nước có thể có hoặc không có chức năng hiển thị mức nước ngay trên thiết bị. Tuy nhiên, nếu có thì giúp bạn thuận tiện theo dõi mức nước hơn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cảm biến mực nước. Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn những kiến thức thú vị về cảm biến và thiết bị điện tử trong đời sống.

Bài viết liên quan

IC ổn áp là gì?
Linh kiện điện tử

IC ổn áp là gì? Một số IC ổn áp phổ biến hiện nay

Tháng Năm 22, 2023
Khái niệm IC nguồn là gì?
Linh kiện điện tử

IC nguồn là gì? Phân loại IC nguồn phổ biến và cách kiểm tra

Tháng Năm 19, 2023
Cảm biến điện dung là gì?
Linh kiện điện tử

Cảm biến điện dung là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách lựa chọn

Tháng Năm 11, 2023
Cảm biến độ ẩm là gì?
Linh kiện điện tử

Cảm biến độ ẩm là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng

Tháng Năm 10, 2023
Cảm biến từ là gì?
Linh kiện điện tử

Cảm biến từ là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng

Tháng Năm 4, 2023
Cảm biến nhiệt là gì?
Linh kiện điện tử

Cảm biến nhiệt là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phân loại và ứng dụng

Tháng Năm 3, 2023
Load More

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Matrix Destiny Chart (ma trận định mệnh) là gì?

Matrix Destiny Chart là gì? Hướng dẫn các bước xem, cách đọc và ý nghĩa

Tháng Năm 25, 2023
Tìm hiểu ăn ba tô cơm là gì? 

Ăn ba tô cơm là gì? Anh ba tô cơm là ai? Dreamybull Meme

Tháng Ba 30, 2023
IC 555: Thông số, sơ đồ, nguyên lý hoạt động và một số mạch ứng dụng

IC 555: Thông số, sơ đồ, nguyên lý hoạt động và một số mạch ứng dụng

Tháng Ba 19, 2021
Mạch chỉnh lưu cầu là gì? Sơ đồ mạch, nguyên lý hoạt động và các loại chỉnh lưu cầu

Mạch chỉnh lưu cầu là gì? Sơ đồ mạch, nguyên lý hoạt động và các loại chỉnh lưu cầu

Tháng Hai 19, 2021
IC 555: Thông số, sơ đồ, nguyên lý hoạt động và một số mạch ứng dụng

IC 555: Thông số, sơ đồ, nguyên lý hoạt động và một số mạch ứng dụng

28
Matrix Destiny Chart (ma trận định mệnh) là gì?

Matrix Destiny Chart là gì? Hướng dẫn các bước xem, cách đọc và ý nghĩa

23
Mạch chỉnh lưu cầu là gì? Sơ đồ mạch, nguyên lý hoạt động và các loại chỉnh lưu cầu

Mạch chỉnh lưu cầu là gì? Sơ đồ mạch, nguyên lý hoạt động và các loại chỉnh lưu cầu

11
Mạch nhân áp: Nguyên lý hoạt động và các mạch thường dùng

Mạch nhân áp: Nguyên lý hoạt động và các mạch thường dùng

9
Bú Fame là gì?

Bú Fame là gì? Bú Fame được sử dụng như thế nào trên MXH?

Tháng Sáu 7, 2023
Tìm hiểu Zombie Là Gì?

Zombie Là Gì? Zombie có thật không? Nguồn gốc và sự hình thành Zombie

Tháng Sáu 6, 2023
Mã hóa là gì?

Mã hóa là gì? Vì sao cần mã hóa dữ liệu? Các loại mã hóa phổ biến

Tháng Sáu 6, 2023
Tìm hiểu Kekma net là gì? Kekma ga là gì?  

Kekma net là gì? Nguồn gốc, nội dung và Kekma net liệu có an toàn?

Tháng Sáu 5, 2023

Ảnh kỹ thuật điện

Một số lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng trong quá trình đo
Một số lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng trong quá trình đo
Đồng hồ vạn năng dùng để đo gì?
Đồng hồ vạn năng dùng để đo gì?
Ứng dụng của bộ lập trình PLC
Ứng dụng của bộ lập trình PLC
Tìm hiểu đồng hồ vạn năng là gì?
Tìm hiểu đồng hồ vạn năng là gì?

Về chúng tôi

Website:dientusangtaovn.com là một trong những trang thông tin liên quan đến chuyên ngành công nghệ điện tử.

Những thông tin liên quan tới công nghệ điện tử sẽ được chúng tôi cập nhật thường xuyên. Giúp mọi người có thể bổ sung kiến thức, cũng như chia sẻ những thông tin hữu ích.

Copyright © 2023 dientusangtaovn.com  – All rights reserved.
Điện tử sáng tạo VN

DMCA.com Protection Status

Điện tử sáng tạo VN

  • Trang chủ
  • Tin điện tử
  • Linh kiện điện tử
  • Mạch điện tử
  • Hỏi – Đáp
  • Về chúng tôi

Mạng xã hội

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin điện tử
  • Linh kiện điện tử
  • Mạch điện tử
  • Hỏi – Đáp
  • Về chúng tôi

DMCA.com Protection Status

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In