Trong một số trường hợp khi sự biến đổi về cấu trúc đạt đến điểm cực hạn nhất định lúc này sẽ có thể phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng để sinh ra một chất mới thay thế chất ban đầu. Vậy điều kiện để chất mới ra đời là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp trong nội dung này của bài viết.
Điều kiện để chất mới ra đời là gì?
Ở trong chương trình GDCD lớp 10 ở tại bài học số 5 chúng ta sẽ được tìm hiểu về việc, cách thức vận động và phát của một sự vật, hiện tượng.
Ta có thể thay: Sự vận động và phát triển của một sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan vô cùng đa dạng, cách thức phổ biến của chúng là sự biến đổi dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi nhanh chóng về chất.
Vậy điều kiện để chất mới được ra đời là gì? Chúng ta có thể hiểu điều kiện để có thể tạo ra một chất mới là lượng biến đổi đạt tới điểm nút.
Có thể giải thích như sau:
Đối với một sự vật, hiện tượng trong thế giới này, chúng đều có mặt chất và lượng được thống nhất với nhau. Trong đó khái niệm giữa chất và lượng sẽ được nhắc tới như sau.
Chất được biết là một trong những thuộc tính cơ bản vốn có của một sự vật, hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.
Bạn có thể hình dung với ví dụng sau: Đối với cuộc cách mạng năm 1945 ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và giai cấp công nhân. Một mặt đánh đuổi ách đô hộ của thực dân Pháp giành lại độc lập, tự do. Mặt khác đánh đổ ách thống trị của giai cấp phong kiến. Vậy chất ở đây chính là cuộc cách mạng này là cách mạng để giải phóng dân tộc, khác so với những cuộc cách mạng khác.
Lượng là khái niệm được sử dụng để chỉ thuộc tính vốn có của một sự vật, hiện tượng. biểu thì trình độ phát triển, số lượng, quy mô,… của sự vật hiện tượng/
Với khái niệm trên về lượng thì bạn có hình dung thông qua ví dụ sau: Đối với 1 quốc gia có diện tích lãnh thổ (lớn hay nhỏ), cùng với đó là số lượng dân số (ít hay nhiều) đây chính là lượng.
Mối liên hệ giữa chất và lượng
Sự biến đổi về chất của một sự vật, hiện tượng bao giờ cũng bao giờ cũng được bắt đầu từ những sự biến đổi về lượng. Sự biến đổi này sẽ được diễn ra một cách từ từ. Trong quá trình biến đổi ấy đều sẽ ảnh hưởng tới trạng thái của chất về sự vật và hiện tượng.
Tuy nhiên, chất của sự vật, hiện tượng sẽ chưa biến đổi ngay, giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng thì sẽ được gọi là độ.
Trong trường hợp sự biến đổi về lượng đạt đến mức giới hạn nhất định sẽ phá vỡ sự thống nhất của chất và lượng từ đó 1 chất mới sẽ được sinh ra thay thế cho chất cũ, sự vật mới ra đời sẽ thay thế cho sự vật cũ.
Điểm giới hạn mà tại chính điểm biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng gọi là điểm nút. Nói một cách khác là điều kiện để chất mới được ra đời là lượng biến đổi đến điểm nút.
Ví dụ: Trong điều kiện bình thường thì sắt (Fe) ở trạng thái rắn, nếu chúng ta tăng dần nhiệt độ lên đến 1538 độ C thì sắt sẽ nóng chảy. Từ ví dụ này chúng ta có thể biết là khoảng giới hạn của sắt là 1538 độ C nếu sắt chưa đủ nhiệt độ 1538 độ C thì sắt sẽ không nóng chảy và điểm nút ở đây là nhiệt độ 1538 độ C.
Vậy điều kiện để chất mới ra đời là gì? Câu hỏi đã được chúng tôi giải đáp đến bạn. Mong rằng, với những kiến thức chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và nâng cao kiến thức.
Câu hỏi trắc nghiệm giữa chất và lượng
Câu hỏi 1: Điều kiện để chất mới ra đời là gì?
A. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút
B. Lượng biến đổi nhanh chóng
C. Tăng lượng liên tục
D. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép
Lời giải: Đáp án A – Đúng. Điều kiện để chất mới ra đời là Lượng biến đổi đạt tới điểm nút.
Câu hỏi 2: Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây?
A. Chất.
B. Lượng.
C. Điểm nút.
D. Hình thức.
Lời giải: Đáp án A – Đúng. Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào chất.
Câu hỏi 3: Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì điều gì dưới đây sẽ xảy ra?
A. Lượng mới được hình thành.
B. Sự vật mới được hình thành.
C. Sự vật được phát triển.
D. Chất mới được ra đời.
Lời giải: Đáp án D – Đúng. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới được ra đời.
Câu hỏi 4: Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Chất.
B. Độ.
C. Lượng.
D. Độ
Lời giải: Đáp án A – Đúng. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là nội dung của khái niệm chất.