Nguồn tổ ong hay còn gọi là nguồn xung. Sở dĩ, gọi là nguồn tổ ong bởi từ hình dạng hộp bên ngoài có các lỗ thông hơi dùng để thoát nhiệt được đục các lỗ lục giác giống với cấu tạo của tổ ong nên cái tên này được gọi để dễ phân biệt và dễ nhớ. Vậy nguồn tổ ong là gì? Cấu tạo và chức năng của từng khối ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trong bài viết này.
Nguồn tổ ong là gì? Ưu và nhược điểm cần chú ý
Nguồn tổ ong (nguồn xung) là một trong những bộ nguồn chuyển đổi từ nguồn điện xoay chiều sang 1 chiều. Nguyên tắc hoạt động được dựa trên dao động xung bằng các mạch điện tử cùng với sự kết hợp với 1 biến áp xung.
Như chúng ta đã biết, đối với nguồn tuyến tính được sử dụng với biến áp sắt từ dùng để hạ điện áp rồi sau đó sử dụng một mạch chỉnh lưu, cùng với sự kết hợp của IC nguồn để có thể tạo ra các nguồn điện áp một chiều theo yêu cầu. Nhưng nhược điểm của nguồn tuyến tính khó có thể khắc phục đó là kích thước thường khá lớn và cồng kềnh, rất tốn vật liệu.
- Đối với nguồn tổ ong thì ưu điểm là giá thành sản phẩm rẻ, rất gọn và nhẹ dễ dàng có thể tích hợp vào các thích bị nhỏ, hiệu suất làm việc cao.
- Nhược điểm của nguồn tổ ong là việc chế tạo khá khó vì cần đòi hỏi kỹ thuật cao, thiết kế khá phức tạp, quá trình sửa chữa cũng sẽ rất khó khăn đối với những người mới, ngoài ra thì tuổi thọ của loại nguồn này cũng không cao.
Chức năng của từng linh kiện chính trong nguồn tổ ong
Đối với một nguồn tổ ong sẽ có những linh kiện cơ bản như sau:
- Biến áp xung: Cấu tạo của biến áp xung gồm các cuộn dây quấn trên một lõi từ, lõi từ được sử dụng ở đây là lõi ferit. Đối với 1 biến áp xung có cùng chung kích thước với biến áp sắt từ thì biến áp xung thường sẽ cho ra công suất lớn hơn rất nhiều so với biến áp thường. Ngoài ra, biến áp xung còn có thể hoạt động rất tốt ở các dải tần cao.
- Cuộn chống nhiễu, diode chỉnh lưu, tụ lọc sơ cấp: Khối này có nhiệm vụ biến đổi điện áp xoay chiều thành điện áp 1 chiều và tích trữ trên tụ lọc sơ cấp để có thể cung cấp năng lượng cho cuộc sơ cấp của biến áp xung.
- Sò công suất: Là một trong những linh kiện bán dẫn được sử dụng giống như một công tắc chuyển mạch. Các linh kiện có thể được sử dụng như mosfet, transistor, IGBT, IC tích hợp có nhiệm vụ đóng cắt điện từ ở chân (+) của tụ lọc sơ cấp vào cuộn dây sơ cấp biến áp xung.
- Tụ lọc thứ cấp: Sử dụng để tích trữ nguồn điện từ cuộn thứ cấp của biến áp xung để đưa đến tải tiêu thụ. Khi cuộn sơ cấp của biến áp được đóng cắt điện liên tục bằng sò công suất thì sẽ xuất hiện dòng từ trường biến thiên dẫn đến cuộn thứ cấp của biến áp sẽ xuất hiện một điện áp đầu ra. Điện áp này sẽ được chỉnh lưu thông qua diode rồi lại đưa ra tụ lọc thứ cấp để san phẳng điện áp giúp điện áp đầu ra ổn định hơn.
- Cầu chì: Giúp bảo vệ mạch trong trường hợp quá tải hoặc nguồn bị ngắn mạch.
- IC quang và IC TL431: Là khối có nhiệm vụ tạo ra một điện áp cố định để có thể giúp khống chế được điện áp đầu ra bên cuộn thứ cấp giúp nguồn ổn định theo ý muốn. Nhiệm vụ của chúng là khống chế dao động đóng cắt điện vào cuộn sơ cấp của biến áp sao cho điện áp đầu ra bên thứ cấp có thể đạt được đúng như yêu cầu.
Nguồn tổ ong là gì? Cấu tạo, chức năng từng khối và một số ưu nhược điểm cần chú ý. Những câu hỏi đã được chúng tôi giải đáp. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp bạn trong quá trình học tập và làm việc.
Bài viết rất chất lượng, nhiều thông tin hữu ích