Relay là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng trong thực tế ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trong nội dung dưới đây của bài viết nhé.
Relay là gì?
Relay hay còn được gọi là rơ le, nó được biết đến là một công tắc điện tử và nó được hoạt động với một dòng điện tương đối nhỏ để có thể giúp bật/tắt một hệ thống điện. Bạn có thể hiểu bản chất của 1 relay là một nam châm điện và hệ thống các tiếp điểm giúp đóng/cắt nguồn điện được thiết kế theo dạng modul nên rất dễ dàng cho quá trình lắp đặt.
Relay chuyển mạch với điện áp và dòng điện khác nhiều so với tín hiệu được sử dụng để có thể cấp hoặc kích hoạt cho relay. Bạn có thể hiểu đơn giản, relay là một trong những thiết bị thông dụng, nhỏ gọn, giá thành hợp lý. Hiện đang được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống điện hằng ngày của chúng ta.
Cấu tạo của Relay
Relay có cấu tạo bao gồm khối cơ bản như sau:
- Cuộn dây: Được làm từ đồng hoặc nhôm, quấn quanh lõi sắt từ, bộ phần này được gọi là phần tĩnh (Yoke).
- Phần ứng của rơ le được kết nối với 1 tiếp điểm động. Cuộn dây sẽ có nhiệm vụ là hút thanh tiếp điểm lại để có thể tạo thành trạng thái NO và NC. Nhiệm vụ của mạch tiếp điểm là đóng ngắt các thiết bị tải với dòng điện nhỏ và cách ly bởi 1 cuộn hút.
Nguyên lý hoạt động của relay
Khi cấp dòng điện chạy qua relay, điện sẽ chạy qua mạch thứ 1, nam châm điện sẽ được kích hoạt, tạo ra từ trường để hút tiếp điểm màu đỏ đóng lại. Sau đó sẽ kích hoạt mạch thứ 2. Khi tắt nguồn điện, một lò xò được lắp trước vào tiếp điểm sẽ có nhiệm vụ kéo tiếp điểm về lại vị trí ban đầu và tắt mạch số 2 một lần nữa.
Với hình ảnh này bạn có thể thấy cách 1 rơ le liên kết các mạch với nhau, ở phía bên trái, đó là mạch đầu vào được cấp bởi 1 công tắc tơ hoặc 1 loại cảm biến nào đó. Khi mạch được kích hoạt sẽ có dòng điện đi qua phần nam châm điện, sau đó công tắc sẽ được kéo lại và đóng mạch và từ đó mạch đầu ra thứ 2 bên phải sẽ được kích hoạt.
Thông số của bộ relay
Điện áp kích tối ưu
Đây là một trong những thông số vô cùng quan trọng khi bạn mua và chọn lựa Relay vì thông số này sẽ quyết định việc bạn có sử dụng rơ le này trong dự án của bạn hay không.
Trong trường hợp bạn cần sử dụng một relay với nhiệm vụ bật tắt một bóng đèn sử dụng điện áp 220V, bật bóng đèn này khi trời tối với tín hiệu thông qua 1 cảm biến ánh sáng hoạt động trong dải điện áp từ 5 – 12V.
Lúc này người bán sẽ bán có bạn loại module relay 5V hoặc cũng có thể là 12V kích ở mức cao. Như thế này thì relay của bạn mới có thể hoạt động ổn định và hiệu quả với đúng chỉ số điện áp kích đầu vào.
Điện áp và cường độ dòng điện làm việc tối đa
Đây là thông số thể hiện điện áp và cường độ dòng điện tối đa mà rơ le có thể làm việc. Thông thường thì các thông số này sẽ được ghi trên thân của thiết bị để cho người dùng có thể dễ dàng quan sát.
Dưới đây là các thông số sẽ được in trên thân của thiết bị mà bạn có thể tham khảo:
- 10A – 28VDC: Cường độ dòng điện tối đa đi qua các tiếp điểm là 10A và điện áp là 28VDC.
- 10A – 30VDC : Cường độ dòng điện tối đa đi qua các tiếp điểm là 10A và điện áp là 30VDC.
- 10A – 250VAC: Cường độ dòng điện tối đa đi qua các tiếp điểm là 10A và điện áp là 250VAC.
- 10A – 125VAC: Cường độ dòng điện tối đa đi qua các tiếp điểm là 10A và điện áp là 125VAC.
- SRD – 12VDC – SL – C: Điện áp kích tối ưu là 12V.
Cách sử dụng rơ le hiệu quả
Như bạn cũng đã biết thì relay thông thường sẽ có 6 chân trong đó gồm 3 chân kích và 3 chân kết nối với thiết bị. Bạn có thể tham khảo cách cách đấu như sau:
Với 3 chân kích được ký hiệu:
- +: Chân này dùng để cấp điện áp tối ưu.
- – : Để nối với cực âm
- S: chân tín hiệu, chân này sẽ tùy thuộc vào từng loại module mà nó sẽ có nhiệm vụ kích khác nhau, nếu trong trường hợp bạn dùng rơ le kích ở mức cao và chân S sẽ được cấp điện áp dương và module sẽ được kích và ngược lại.
Với 3 chân kết nối
- COM: Chân nói với 1 chân của thiết bị điện.
- ON hoặc NO: Đây là chân sẽ được nối với chân lửa nếu sử dụng điện xoay chiều hoặc dùng điện 1 chiều sẽ là cực dương.
- OFF hoặc NC: Chân này sẽ được nối với chân nguội của điện xoay chiều và hoặc cực âm của điện 1 chiều.
Để có thể giúp rơ le hoạt động một cách hiệu quả thì bạn cần phải hết sức lưu ý tới việc vận hành như sau:
- Nguồn điện cung cấp cho cuộn dây và cuộn dây sẽ tạo ra từ trường, từ trường này sẽ chuyển thành cơ năng thông qua việc hút phần ứng.
- Phần ứng được hiểu sẽ có nhiệm vụ là đóng/ mở một hoặc nhiều các tiếp điểm.
- Các tiếp điểm sẽ cho phép chuyển mạch sang tải.
- Sau khi điện áp đầu vào bị loại bỏ thì từ trường sẽ biến mất và các tiếp điểm trong rơ le sẽ được trở về vị trí bán đầu.
- Các tiếp điểm trong rơ le sẽ ở dưới dạng thường đóng hoặc thường mở.
Chúng ta cần phải đảm bảo rơ le sẽ được hoạt động theo đúng quá trình hoạt động trên.
Ứng dụng thực tế và các loại relay thường dùng
Hiện nay, relay được sử dụng rất phổ biến trong rất nhiều các ứng dụng của đời sống và trong cả tự động hóa, chúng thường được sử dụng kèm theo với các loại cảm biến như cảm biến ánh sáng, cảm biến nhiệt độ,…
Rơ le thường được tích hợp đầu ra để có thể kết nối với các thiết bị điện, màn hình hoặc các thiết bị chuyển đổi tín hiệu. Việc sử dụng các tín hiệu điện áp nhỏ để từ đó có thể kích hoạt các thiết bị có điện áp cao hơn rất nhiều.
Hiện nay, trên thị trường có dạng relay chính đó là: Relay đóng ở mức thấp và module relay đóng ở mức cao.
Relay là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng trong thực tế ra sao? Câu hỏi đã được chúng tôi giải đáp. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn. Mọi thắc mắc, bạn có thể để lại cho chúng tôi ở dưới phần bình luận.