Công nghệ RFID được nhắc tới khá nhiều trong thời đại công nghệ 4.0. Vậy RFID là gì và ứng dụng như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết trong nội dung của bài viết dưới đây nhé.
Công nghệ RFID là gì?
RFID là gì? RFID viết tắt của cụm từ Radio Frequency Identification là công nghệ nhận dạng đối tượng sử dụng sóng vô tuyến. Hệ thống sử dụng tần số 125KHz hoặc 900MHz. Các thiết bị thu phát sóng sẽ hoạt động ở cùng một tần số.
Một hệ thống RFID được có 2 thành phần chính bao gồm thiết bị đọc (đầu đọc) và thiết bị phát mã có gắn chip. Thiết bị đọc được gắn anten thu phát sóng điện từ. Thiết bị phát mã RFID được gắn vào vật cần nhận dạng. Mỗi thiết bị RFID sẽ có một mã số riêng để không bị trùng lặp với thiết bị khác.
Lịch sử phát triển của công nghệ RFID
Khi công nghệ radar được sử dụng từ những năm 1940 để xác định máy bay địch và máy bay thân thiện trong Chiến tranh thế giới thứ II. Nếu xét về mặt kỹ thuật thì đây là lần đầu tiên công nghệ RFID được sử dụng.
Năm 1948 – Nhà khoa học và nhà phát minh Harry Stockman đã tạo ra RFID và được ghi nhận.
Năm 1963 – Nhà phát minh RF Harrington hình thành các ý tưởng về hệ thống RFID mới bao gồm phân tán dữ liệu và thông tin.
Năm 1977 – Giấy phép truyền RFID đầu tiên được tạo ra.
Năm 2000 – Có hơn 1000 bằng sáng chế đã được gửi bằng công nghệ RFID
Năm 2015, thị trường RFID sẽ được định giá 26 tỷ USD.
Cấu tạo của hệ thống RFID
Như đã nói ở trên, hệ thống RFID có cấu tạo gồm hai thành phần chính đó là thẻ RFID (RFID tag) và đầu đọc (reader).
Thẻ RFID được gắn chip và ăng ten radio rồi gắn vào đối tượng cần quản lý như sản phẩm, thiết bị, động vật hoặc ngay cả con người… Kích thước của thẻ RFID rất nhỏ khoảng vài cm. Chip được gắn trên thẻ có bộ nhớ từ 96 đến 512 bit dữ liệu.
Đầu đọc RFID (reader) giao tiếp với thẻ RFID qua sóng vô tuyến ở khoảng cách trung bình từ 0,5 – 30 mét. Dữ liệu mà đầu đọc thu được sẽ về hệ thống máy tính trung tâm để nhận diện vật thể.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ RFID
Công nghệ RFID có nguyên lý hoạt động khá đơn giản như sau:
- Đầu đọc RFID sẽ đặt cố định ở một vị trí. Đồng thời đầu đọc cũng phát ra sóng vô tuyến điện để phát hiện thiết bị phát xung quanh đó.
- Khi vật cần nhận dạng RFID đi vào vùng sóng vô tuyến điện được phát từ đầu đọc RFID thì nó sẽ nhận sóng, thu nhận và phát lại cho đầu đọc về mã số của mình. Nhờ đó mà đầu đọc sẽ biết được thiết bị RFID phát nào đang nằm trong vùng hoạt động.
Ứng dụng của công nghệ RFID
Hiện nay, công nghệ RFID được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trong những ứng dụng tiêu biểu và thiết thực nhất là hệ thống chống trộm trong các shop thời trang hay siêu thị hàng hóa (Cổng từ chống trộm). Thẻ RFID sẽ được gắn với các mã số hàng hóa và gắn trên sản phẩm. Thiết bị đọc RFID được đặt ở khu vực cửa ra vào. Khi đồ vật, hàng hóa chưa được tháo chip đi ra ngoài cửa kiểm soát thì đầu đọc dễ dàng nhận thấy và phát ra cảnh báo để phát hiện kẻ trộm.
Ngoài ra, còn một ứng dụng khác là sản xuất khóa chống trộm xe máy giúp hạn chế việc mất trộm xe.
Ứng dụng công nghệ RFID trong kiểm kê kho hàng hóa hiệu quả và nhanh chóng. Hàng ngàn sản phẩm sẽ được cập nhật tự động phân loại vào cơ sở dữ liệu máy tính qua sóng radio…
Như vậy, qua bài viết chúng ta đã hình dung được công nghệ RFID là gì? Nguyên lý hoạt động và có các ứng dụng ra sao. Nếu bạn thấy thông tin này hữu ích thì hãy chia sẻ cho bạn bè cùng biết nhé!