Biến áp được biết đến là thiết bị giúp biến đổi điện áp được sử dụng gồm 2 hoặc nhiều cuộn dây ghép hỗ cảm với nhau. Cuộn dây được đấu vào nguồn điện AC được gọi là cuộn sơ cấp, các cuộn dây khác được đấy nối vào tải gọi là cuộc thứ cấp. Vậy các thông số máy biến áp là gì? Hãy cùng dientusangtaovn.com tìm hiểu thông tin trong nội dung dưới đây của bài viết.
Các thông số kỹ thuật của máy biến áp
Điện áp định mức của biến áp
Điện áp định mức của máy biến áp được biết đến gồm điện áp định mức ở cuộn sơ cấp được ký hiệu là U1đm và điện áp định mức của cuộn thứ cấp được ký hiệu là U2đm. Giá trị điện áp dây thông thường sẽ bằng giá trị điện áp danh định được nhà nước quy định.
Công suất định mức của biến áp
Đây là một trong những thông số kỹ thuật của máy biến áp cần chú ý, công suất định mức của máy biến áp thường được biết đến là dung lượng của máy biến áp được tính bằng công suất toàn phần KVA và được ký hiệu là Sđm.
Công suất định mức của máy biến áp tại sao không được tính bằng kW vì nó là một trong những thiết bị điện truyền tải để có thể cung cấp công suất toàn phần cho hộ tiêu thụ nó bao gồm kVA và kW.
Công suất của các dòng máy biến áp thường được chế tạo theo dạng thang chuẩn của nhà nước hay còn được gọi là gam công suất:
- Loại nhỏ: 50, 75, 100, 160, 180, 250, 560, 630, 750, 800 kVA
- Loại trung bình: 1000, 1250, 2500, 6300kVA,….
- Loại lớn: 16, 25, 63,125, 150, 250, 450 MVA
Ngoài ra, bạn cần lưu ý với cùng một thông số về công suất và cùng điện áp những cso thẻ các máy biến áp của các hãng sẽ có trọng lượng, kích thước và giá thành không giống nhau vì sao lại như vậy? Đó là do các thành phần cấu tạo nên máy biến áp như chất lượng thép dẫn từ của các hãng sử dụng khác nhau.
Nếu đối với loại thép tốt thì kích thước của máy sẽ nhỏ nhưng thường chi phí cấu thành sản phẩm sẽ đắt hơn và ngược lại thép dẫn từ kém thì trọng lượng sẽ lớn, nhưng bù lại giá thành sẽ rẻ hơn. Dây quấn đồng trong máy thì chất lượng các hãng thường sẽ đều giống nhau.
Tỷ số máy biến áp
Đây là một trong những thông số kỹ thuật của máy biến áp, đó là tỷ số điện áp sơ cấp và điện áp thứ cấp của biến áp. Tỷ số biến áp được định nghĩa là tỷ số giữa vòng dây sơ cấp W1 và số vòng dây cuộn thứ cấp.
Tổn hao công suất trong máy biến áp
Trong quá trình vận hành thì máy biến áp luôn có tổn hao công suất trong lõi thép do dòng điện xoáy và tổn hao công suất trên dây quấn do điện trở.
Các tổn hao này thường được biến thành dạng nhiệt gây ra hiện tượng lãng phí và làm giảm hiệu suất làm việc của máy biến áp. Hơn nữa thì đưa điện vào thương mại, ngành điện chỉ đo đếm ở phía sau máy biến áp nên phần tổn hao trong máy biến áp do ngành điện lực chi trả.
Do đó việc đầu tư xây dựng các máy biến áp , ngành điện các địa phương thường rất quan tâm tới vấn đề tổn hao công suất trong máy biến áp.
Dải điều chỉnh điện áp
Một trong những thông số kỹ thuật của máy biến áp cần chú ý đó chính là dải điều chỉnh điện áp. Điện áp phía bên tiêu thụ điện sẽ được tính với công thức U2=kU1, trong đó k là hằng số.
Nếu trường hợp U1 có thay đổi lớn thì U2 cũng sẽ thay đổi theo trong khi đó chúng ta lại muốn U2 giữ ổn định để có trong các phụ tải. Như vậy vấn đề đặt ra là phải điều chỉnh được điện áp. Để có thể làm được điều này, thì bên phía cao áp người ta thường sẽ bố trí nhiều đầu dây và nó được gọi là các nấc phân áp.
Khi điện áp sơ cấp có dấu hiệu thay đổi người ta sẽ điều chỉnh các nấc phân áp những vị trí điện áp tương ứng, đến đến kết quả là điện áp đầu ra U2 luôn được giữ ở mức ổn định.
Đối với các máy biến áp cấp điện cho các khu vực dân cư, núm vặn sẽ giúp chọn các nấc phân áp phù hợp đặt trên các mặt nắp máy biến áp và phải thao tác bằng tay. Phạm vi điều chỉnh thường có 5 nấc, mỗi nấc sẽ tương ứng với 2,5% U1đm.
Với các dòng máy biến áp >= 110kV trở lên thì việc điều chỉnh phân áp hoàn toàn tự động và số nấc phân áp rất lớn, mỗi nấc khoảng 1,78% U1đm.
Tính chọn máy biến áp
Đây là một trong những thông số kỹ thuật của máy biến áp cần thiết để căn cứ vào đó đưa ra các lựa chọn phù hợp.
- Đối với điện áp sơ cấp thì phải phù hợp với lưới điện cao áp của từng địa phương. Ví dụ đối với lưới điện thành phố thường dùng với lưới điện 22kV, ở nông thôn sẽ là 35kV.
- Điện áp thứ cấp của máy biến áp phải phù hợp với các hộ tiêu thủ. Thông thường đối với phụ tải điện ở các khu vực dân cư, điện sinh hoạt sẽ có điện áp 380V với nguồn điện 3 pha và 220V với nguồn điện 1 pha. Một số các phụ tải công nghiệp nặng như khu công nghiệp nặng, khai khoáng thì sẽ được sử dụng điện ở cấp 6kV, khi đó thứ cấp máy biến áp phải chọn 6kV.
- Tổ đấu dây của máy máy biến áp thường sử dụng loại ∆/Y-11 hoặc Y/Y-0. Đối với một công trình dùng nhiều máy biến áp thì các máy biến áp phải được chọn với cùng tổ đấu dây.
- Điều kiện lắp đặt: Một số trường hợp nếu lắp đặt máy biến áp ở các cột bê tông ly tâm thì sức chịu đựng của tải thanh đà ngang chỉ có thể đỡ máy biến áp <=400kVA. Nếu máy biến áp công suất lớn hơn thì đặt bệ bê tông và xây tường bao quanh để bảo vệ và nó sẽ chiếm nhiều diện tích hơn.
- Đối với tính phụ tải: Nếu trường hợp phụ tải có ưu tiên cao như các khu vực bệnh viện, các công ty viễn thông,… thì sẽ phải chia thành 2 máy biến áp vận hành song song. Khi ta chia 2 máy biến áp như vậy thì chi phí đầu tư sẽ tăng lên nhưng đổi lại độ tin cậy tăng. Ta có thể hình dung, trong quá trình vận hành và sử dụng trường hợp 1 máy gặp vấn đề hỏng thì vẫn còn 1 một máy biến áp để vẫn hành cung cấp cho các phụ tải quan trọng. Nếu để 1 máy biến áp thì sự cố mất điện thì toàn bộ hệ thống sẽ không được cung cấp điện.
Trên đây là một số những thông số máy biến áp bạn cần biết. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống.