Trong điều khiển có 2 dạng tín hiệu thường được sử dụng nhiều nhất đó là tín hiệu Analog và digital. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về tín hiệu analog là gì? Phân biệt 2 dạng tín hiệu và những ứng dụng của tín hiệu analog trong thực tế.
Tín hiệu Analog là gì?
Analog được biết đến là một dạng tín hiệu liên tục, đồ thị biểu diễn là một đường liên tục. Tín hiệu Analog có thể là dạng hình sin hoặc cũng có thể là một đường cong lên xuống bất kỳ.
Analog được định nghĩa là tương tự, tức bạn có thể hiểu là tín hiệu sẽ tương tự nhau về mặt bản chất, nhưng sẽ có thể khác nhau về cường độ tín hiệu lúc sau khác với lúc trước.
Tín hiệu Analog được truyền đi dưới dạng tín hiệu của dòng điện hoặc điện áp. Được sử dụng nhiều trong các thiết bị đo lường như cảm biến áp suất, cảm biến nhiệt độ,… thường được sử dụng để điều khiển các thiết bị van tỷ lệ, biến tần,…
Phân biệt tín hiệu Analog và Digital
Trước tiên để phân biệt 2 dạng tín hiệu này thì chúng ta có thể hiểu qua về tín hiệu digital, bạn có thể hiểu đơn giản digital là tín hiệu số, nó chỉ bao gồm 2 trạng thái mức cao và thấp, trong máy tính sẽ được hiểu là 0 và 1, tức là tín hiệu không liên tục.
Trong lĩnh vực điện tử và công nghệ thông tin thì điện áp cao sẽ tương ứng với mức 1 và thấp sẽ là mức 0. Trong những bộ vi xử lý hiện nay thì mức cao chỉ ở khoảng 1V và mức thấp sẽ là 0V để có thể giúp tiết kiệm điện.
Sau khi đã hiểu về tín hiệu analog là gì và hiểu cơ bản về tín hiệu digital thì chúng ta có so sánh và đánh giá 2 tín hiệu này rồi phải không ạ.
Nếu chúng ta xét về mức độ tương phản của 2 tín hiệu này thì chúng ta có thể biết được đây là 2 dạng tín hiệu phổ biến nhất. Tín hiệu digital là dạng tín hiệu số, bản chất của nó rời rạc còn tín hiệu Analog là tương tự và liên tục. Bạn có thể hiểu đơn giản là trạng thái của tín hiệu sổ sẽ chỉ được biểu diễn bằng mã nhị phân.
Chúng ta có thể thấy sự khác biệt giữa 2 tín hiệu này bằng hình ảnh ở trên. Với những ưu điểm như tỷ lệ nhiễu thấp, có thể truyền đi xa nên tín hiệu digital ngày nay được sử dụng nhiều hơn tín hiệu analog. Bạn có thể thấy một ví dụ điển hình trong thực tế ngày nay đó là truyền hình tương tự dần đã được thay thế bằng truyền hình kỹ thuật số và truyền hình vệ tinh,…
Những ứng dụng sử dụng tín hiệu Analog
Tín hiệu Analog được sử dụng rất nhiều trong thực thế như việc ứng dụng để điều khiển các thiết bị phụ tải phụ thuộc vào điện áp. Điện áp thay đổi ở ngưỡng cao hoặc thấp đều phải có quá trình để theo dõi.
Trong những trường hợp này việc điều khiển các thiết bị phụ tải là điều rất quan trọng. Khi sự cố xảy ra quá áp 50V thì đèn và còi sẽ báo, đồng thời hiển thị thông tin lên bảng hiển thị LED. Lúc này tín hiệu điện sẽ được chuyển đổi sang dạng analog và truyền tải có các thiết bị điều khiển và hiển thị.
Đối với việc đo nhiệt độ từ cảm biến nhiệt độ thì cần phải sử dụng những cảm biến nhiệt độ để đưa về tủ trung tập hoặc bộ điều khiển trung tâm thường sẽ ở một khoảng cách khá xa. Như vậy bắt buộc dây bù nhiệt phải chất lượng, nên chi phí sẽ rất cao.
Việc sử dụng dây bù nhiệt ở khoảng cách xa, đối với những khu vực có mức nhiệt độ thay đổi phức tạp thì cách giải quyết lúc này là sẽ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ sang tín hiệu Analog sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều về mặt chi phí và giảm thiểu nhiễu động tín hiệu,…
Tín hiệu analog là gì? Phân biệt tín hiệu Analog và Digital ra sao, ứng dụng thực tế như thế nào? Câu hỏi đã được chúng tôi giải đáp đến bạn. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp ích phần nào cho bạn trong học tập và cuộc sống. Mọi thắc mắc hãy để lại cho chúng tôi dưới phần bình luận.