Sodium là gì? Sodium có tính chất hoá học và vật lý ra sao? Ứng dụng thực tế như thế nào? Hãy cùng Điện tử sáng tạo VN tìm hiểu thông tin qua nội dung dưới đây của bài viết.
Tìm hiểu sodium là gì?
Sodium thực chất là cái tên gọi khác của nguyên tố hoá học Natri, đây được biết là một trong những nguyên tố hoá học nằm trong nhóm nguyên tố kim loại kiềm. Sodium hay Natri được coi là một trong những nguyên tố phổ biến và đứng thứ 6 trong lớp vỏ trái đất.
Sodium chiếm khoảng 2,6% khối lượng của vỏ Trái Đất và có rất nhiều trong các loại khoáng vật như Felspat, sodalite, đá muối,…
Sodium có thể cháy trong nước hoặc không là nhờ vào hàm lượng kim loại và oxit. Sodium ở nhiệt độ 115 độ C thì sẽ không thể cháy trong không khí và tuyệt đối không nên để Sodium tiếp xúc với các chất có phản ứng hoá học.
Theo những thông số có trong bảng tuần hoàn thì Sodium có những đặc điểm như sau:
- Ký hiệu nguyên tử: Na
- Số nguyên tử: 11
- Kí hiệu nguyên tử: Na
- Trọng lượng nguyên tử: 22,98976
- Điểm nóng chảy: 883 độ C
- Điểm sôi: 97,8 độ C
Vậy Sodium có tính chất hoá học và tính vật lý như thế nào, hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu.
Tính chất hoá học và tính chất vật lý của Sodium
Khi đã biết Sodium là gì rồi thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những tính chất đặc trưng liên quan tới Sodium:
Tính chất hoá học của Sodium
Sodium hay còn được biết đến là Natri là một trong những chất có tính khử rất mạnh. Như chúng tôi đã nói ở trên Sodium chiếm tới 2,6% khối lượng của vỏ Trái Đất nên nó đã trở thành một trong những nguyên tố hoá học phổ biến.
Tính chất hoá học của Sodium được thể hiện như sau;
Tác dụng với axit, như các bạn đã biết thì Sodium rất dễ khử ion H+ trong các loại dung dịch axit loãng như H2SO4 loãng, HCl loãng,… Để tạo ra các hydro tự do. Tuy nhiên, bạn cần phải hết sức lưu ý khi Sodium tiếp xúc với axit có thể dẫn tới hiện tượng nổ.
Phương trình hoá học như sau:
2Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2.
2Na + 2HCl → 2NaCl + H2.
Tác dụng với phi kim, Sodium tác dụng với phi kim bằng việc đốt trong không khí hoặc oxi, sau khi Sodium tạo thành các oxit thì sẽ xuất hiện những đốm lửa có màu vàng đặc trưng.
Phương trình hoá học như sau:
2Na + Cl2 → 2NaCl.
4Na + O2 → 2Na2O.
Tính háo nước của Sodium, Sodium có tính háo nước, do đó khi Sodium tác dụng với nước sẽ gây ra phản ứng rất mạnh mẽ và dung dịch kiềm sẽ được tạo ra để giải phóng Hydro.
Phương trình hoá học như sau;
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.
Sodium tác dụng với Hydro ở áp suất lớn và nhiệt độ ở trong khoảng 350 – 400 độ C, sau phản ứng tạo thanh Natri Hydrua với công thức hoá học là NaH.
Phương trình hoá học như sau:
2Na (lỏng) + H2 (khí)→ 2NaH (rắn).
Ứng dụng của Sodium trong thực tế
Trong thực tế, Sodium đóng một vai trò vô cùng quan trọng và hữu ích đối với con người, Sodium được ứng dụng rất nhiều trong thực tế.
Sodium và ứng dụng đối với con người
Sodium được biết đến là một chất điện giải giúp giữ nước rất hiệu quả trong cơ thế. Do đó nếu cơ thể xuất hiện tình trạng rối loạn Natri thì cơ thể sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn nước.
Khi cơ thể đủ Natri thì đầu óc sẽ rất minh mẫn, tỉnh táo và giúp cơ thể hạn chế tình trạng co cơ, chuột rút.
Khi Sodium kết hợp với các ion khác thì cơ thể sẽ được tạo ra môi trường axit – kiềm, độ pH trong máu được đảm bảo. Lúc này thận làm việc sẽ được tốt hơn.
Còn đối với trẻ nhỏ thì Sodium sẽ có tác dụng giúp cơ thể phát triển một cách toàn diện về cả thể chất lẫn trí não. Với phụ nữ mang thai sẽ giúp điều hoà, duy trì và bù nước rất hiệu quả.
Sodium ứng dụng trong ngành công nghiệp
Khi Sodium kết hợp với một số chất hoá học khác trong công nghiệp sẽ tạo ra những sản phẩm như dầu gội đầu, kem đánh răng, nước súc miệng,… Bên cạnh đó nó cũng được sử dụng để sản xuất xà phòng, giấy,…
Sodium cũng được sử dụng đề giúp truyền nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân, nó cũng được sử dụng để tạo ra những loại hợp kim giúp chống co giãn cho các vật liệu.
Đôi khi, Sodium cũng được sử dụng để làm chất chuyển thẻ cho dầu trong chế biến phomat.
Ngoài những ứng dụng trong công nghiệp trên thì Sodium còn ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp khác nữa.
Ứng dụng của Sodium trong ngành mỹ phẩm
Sodium lauryl sulfate với nồng độ thấp được ứng dụng trong ngành làm đẹp, chăm sóc cơ thể như sữa tắm, dầu gội, kem cạo râu, chất tạo bọt có trong sữa rửa mặt,… Sodium lauryl sulfate không chỉ đảm bảo an toàn mà còn mang đến công dụng làm sạch rất hiệu quả.
Phương pháp điều chế Sodium
Sodium là một trong những chất không có trong môi trường tự nhiên, do đó để có thể điều chế được Sodium thì người ta cần phải tiến hành điều chế từ các hợp chất của nó. Một số các hợp chất có Sodium bao gồm: Natri hidrocacbonat (NaHCO3 99%, hay còn được gọi là bột nở); bazơ là Natri Hydroxit (NaOH); Muối (Nacl); Natri cacbonat (Na2CO3 99% hay còn gọi là Soda).
Sodium là chất rất dễ oxi hoá nên người ta sẽ áp dụng phương pháp điều chế bằng điện phân muối halogenua hay hidroxit nóng chảy:
Phương trình điện phân như sau:
Na+ + e → Na – 2Cl- – 2e → Cl2
2NaCln/c → 2Na + Cl2↑
NaCl sẽ được nóng chảy ở nhiệt độ 800 độ C và sau đó người ta tiếp tục cho thêm 25% NaF và 12% KCL để hạ nhiệt độ nóng chảy xuống nước 600 độ C.
Vậy Sodium là gì? Sodium có tính chất hoá học và vật lý ra sao? Ứng dụng thực tế như thế nào? Câu hỏi đã được chúng tôi giải đáp đến bạn. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống.